Ở các thành phố trên nước Đức đều có thể tìm thấy các siêu thị với hàng hóa vô cùng đa dạng, phù hợp với mọi sở thích và túi tiền. So với các nước láng giềng, giá cả hàng hóa tại các siêu thị thường rẻ hơn.

Và đó chính là lý do tại sao nhiều cư dân từ Bỉ, Đan Mạch, Thụy Sĩ và Hà Lan sẵn sàng băng qua biên giới chỉ để “shopping” những mặt hàng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của họ 

1 4 Dieu Nguoi Viet Can Biet Khi Vao Sieu Thi O Duc Mua Sam

1. Các chuỗi siêu thị lớn ở Đức

Là một trong những quốc gia lớn nhất ở Châu Âu, Đức có rất nhiều chuỗi siêu thị lớn trên toàn quốc để bạn lựa chọn. Các chuỗi siêu thị lớn nhất ở Đức bao gồm:

Rewe: Với hơn 3.000 chi nhánh trên toàn quốc. Chuỗi siêu thị này trải dài từ kiểu siêu thị lớn nằm ngoài thị trấn, cho đến các cửa hàng tiện lợi nhỏ được gọi là Rewe To Go. Rewe mang đến một loạt các sản phẩm chất lượng tốt với các mặt hàng đa dạng, đặc biệt là nhóm thực phẩm như đồ khô, đồ tươi sống, đồ đóng hộp, đồ ăn liền.

Edeka: Là chuỗi siêu thị lớn nhất của Đức có gần 6.000 cửa hàng, từ kiểu siêu thị lớn đến cửa hàng tiện lợi. Vô số mặt hàng với các mẫu mã đa dạng đều được bay bán ở đây. Ngoài cung cấp các mặt hàng thực phẩm hàng ngày, các siêu thị lớn còn mạnh về các vật dụng thiết yếu trong gia đình như xà phòng, khăn tắm, đồ dùng cá nhân và thậm chí có cả đồ văn phòng phẩm, đồ dùng nhà bếp.

Kaufland : Với 600 cơ sở trên toàn quốc, bạn sẽ có thể tìm thấy hầu hết các đồ dung tạp hóa cơ bản của mình tại Kaufland. Ngoài thực phẩm thì một số siêu thị Kaufland cũng bán cả đồ điện tử và quần áo.

Globus : Globus có khoảng 50 cửa hàng, chủ yếu ở miền Trung nước Đức. 

HIT : Có trụ sở chủ yếu ở Thung lũng Rhine.

Tegut : Siêu thị thuộc sở hữu của Thụy Sĩ này được tìm thấy chủ yếu ở phía nam nước Đức. Tổng số khoảng 300 chi nhánh, với các cửa hàng nhỏ ở trung tâm thị trấn và các siêu thị lớn ở ngoại ô.

Ngoài ra bạn cũng có thể tìm thấy được nhiều chuỗi siêu thị khác ở Đức như Aldi, Lidl, Netto….

2. Hệ thống cửa hàng/ siêu thị chuyên đồ Hữu cơ:

Hệ thống đề Bio tại Đức khá là khó xếp hạng vì thông thường sẽ không thuộc hệ thống Discounter (vì giá chắc chắn không hề rẻ). Quy mô các cửa hàng cũng khác nhau, tại đây chỉ bày bán các sản phẩm đồ hữu cơ với giá thành cao. Du học sinh sẽ không có nhu cầu mua ở đây, vì sản phẩm của các siêu thị khác cũng đã đảm bảo chất lượng khi sử dụng và giá cả hợp lý hơn

3. Những điều cần lưu ý

Văn hóa xếp hàng nơi công cộng nói chung và ở siêu thị nói riêng

Khi thanh toán, chúng ta luôn phải xếp hàng kể cả đồ chúng ta mua có ít. Xếp hàng mọi nơi, điều này vô cùng quan trọng, nếu không may thì chúng ta sẽ bị đánh giá về mặt ý thức và văn hóa và từ đó nhiều người sẽ có cái nhìn tiêu cực hơn về người nước ngoài.

Trả tiền cho túi đựng khi đi siêu thị

Nếu như ở Việt Nam khi đi siêu thị, chúng ta sẽ được cấp túi nilon để đựng đồ đạc miễn phí, tuy nhiên khi đi siêu thi ở Đức chúng ta sẽ phải mua túi để đựng. Điều này sẽ làm giảm đi lượng rác thải nhựa và túi nilon

Tại các siêu thị, họ sẽ đặt những chiếc túi khác nhau về độ to nhỏ, về chất liệu như vải hay cotton, tùy chất liệu sẽ có giá thành khác nhau

Xe đẩy hàng phải cược tiền

Đừng quên mang theo đồng xu (mệnh giá từ 50 cent - 2 euro) để có thể cược xe đẩy nếu muốn sử dụng ở siêu thị nhé. Tuy nhiên chỉ cần bạn cất lại vào chỗ cũ thì có thể lấy lại tiền nhé

Đổi chai nhựa lấy tiền

Ở Đức có một điều thú vị rằng  khi chúng ta mua một trai nước, bia sẽ phải cược tiền vỏ chai. Những loại chai nước ngọt mà vỏ có thể mang đổi lấy tiền sẽ in dấu PRAND trên thân chai với biểu tượng chai lọ và mũi tên vòng quanh. Các chai lọ không có dấu hiệu sẽ không đổi lấy tiền được và sẽ vứt ra thùng rác

4. Dịch vụ giao đồ ăn ở Đức

Nếu bạn không tiện ghé siêu thị, hoặc chỉ đơn giản là yêu thích sự tiện lợi của việc “ship” hàng, thì bạn thật may mắn. Mặc dù giao hàng trong siêu thị có thể không phổ biến như ở các nước khác, nhưng nó ngày càng phổ biến trên khắp nước Đức. Thậm chí có những siêu thị chỉ dành cho trực tuyến, chẳng hạn như myTime .de .

Đặc biệt hơn, nếu bạn muốn mua sắm thực phẩm tươi sống để chuẩn bị một bữa ăn, tại sao không? Một số cửa hàng sẵn sàng “ship” cho bạn đầy đủ nguyên liệu kèm công thức nấu ăn luôn đấy. Ví du như: HelloFresh, MarleySpoon, Lieferando.de…

Cuối cùng, một điều đặc biệt cũng như khá bất tiện ở đất nước này là hầu hết tất cả siêu thị ở Đức, hàng quán, các cửa hàng dịch vụ sẽ đóng cửa vào chủ nhật. Bên này họ cho là tất cả mọi người ở các ngành nghề, kể cả khối dịch vụ đều phải có ngày nghỉ. Thế nên cuối tuần rất ít người làm việc.

Siêu thị ở Đức sẽ có nhiều điểm khác lạ so với Việt Nam phải không nào?

Hãy chia sẻ bài viết để mọi người cùng hiểu rõ về siêu thị ở Đức.




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC