Nhầm lẫn có thể mắc phải về thời hạn hủy hợp đồng lao động Người thuê lao động không được phép xâm phạm thời hạn hủy hợp đồng (Kündigungsfrist) dựa trên các điều khoản trong hợp đồng lao động. Việc rút ngắn thời hạn thông qua quy định giữa hai bên được ghi trong hợp đồng sẽ không có hiệu lực. Đây là quyết định của Tòa Lao động Hessen đã đưa ra.

Đối với quan hệ lao động, các điều khoản trong hợp đồng lao động hay trong thỏa thuận giữa nhà tuyển dụng và người lao động đều không có giá trị trong việc đề ra thời hạn hủy hợp đồng, mà phải tuân thủ theo luật lao động chung.

Người lao động khi đã làm việc cho người sử dụng lao động ít nhất 2 năm, theo luật lao động tại Đức, có quyền yêu cầu một thời hạn hủy hợp đồng là một tháng cho đến hết cuối tháng. Trong khi đó, trong hợp đồng lao động, thời hạn hủy hợp đồng được ghi là 4 tuần đến hết cuối tháng. Hai thời hạn này có vẻ giống nhau, nhưng thực tế lại chệnh lệch nhau từ 1-3 ngày, vì chỉ vào tháng 2, 4 tuần (28 ngày) mới tương ứng với 1 tháng.

Như vậy, nếu trong hợp đồng lao động có ghi thời hạn hủy hợp đồng là 4 tuần đến cuối tháng, có nghĩa là thời hạn này đã bị rút ngắn so với quy định của luật lao động và không có hiệu lực.

Hương Vũ - ©tintucvietduc.de

 




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC