Tại Đức, trong hồ sơ xin việc thường cần có một bản kết quả thử máu. Bởi vì đó là một trong những căn cứ giúp các doanh nghiệp kiểm tra tình trạng sức khỏe của các ứng viên. Tuy nhiên bạn cũng nên biết trong trường hợp nào được phép xét nghiệm máu.
Tại sao các doanh nghiệp lại cần tới kết quả xét nghiệm máu?
Đối với các câu hỏi bất hợp pháp liên quan đến bệnh tật, khuyết tật, và tình trạng sức khỏe, theo quy định của pháp luật (về luật nói dối), người xin việc được phép nói dối. Đối với một cuộc thử máu bất hợp pháp, anh ta không thể làm điều đó. Vì thế, câc cuộc xét nghiệm máu tại các doanh nghiệp luôn diễn ra phổ biến và được các nhà bảo mật dữ liệu cũng như các nhà bảo vệ quyền người lao động xem xét rất nghiêm ngặt.
Các cuộc xét nghiệm là tự do hay bị ép buộc?
Việc chấp nhận xét nghiệm máu để xin được việc trên thực tế liệu có hoàn toàn là vấn đề tự nguyện của người lao động? Tại nhiều công ty đã tồn tại một quy định ghi rõ rằng ứng viên nào từ chối xét nghiệm, công ty sẽ không có nghĩa vụ phải tuyển dụng anh ta. Bên cạnh đó, thường không phải tất cả các ứng viên, mà chỉ những ai lọt tiếp được vào vòng trong mới cần tới các cuộc xét nghiệm máu. Trong đó, phần lớn các cuộc xét nghiệm không tính đến câu hỏi liệu nó có được phép thực hiện hay không mà trong từng trường hợp cụ thể nó xuất phát từ nhu cầu thực sự cần thiết của việc lấy máu xét nghiệm.
Xét nghiệm máu vì mục đích tuyển dụng luôn được phép?
Những cuộc xét nghiệm máu tại các doanh nghiệp kinh tế tư nhân chỉ trong một số ít trường hợp ngoại lệ mới hoàn toàn được phép thực hiện.. Nhà tuyển dụng và cả các bác sĩ trong doanh nghiệp đó chỉ được phép điều tra sức khỏe để tìm hiểu xem tình trạng sức khỏe có đáp ứng được yêu cầu cụ thể và hiện tại của công việc hay không.
Hương Vũ - ©tintucvietduc.de