Lá thư của nhà bác học Albert Eistein gửi cho Tổng thống Roosevelt 80 năm trước được đánh giá là một sự kiện có ý nghĩa thay đổi tiến trình lịch sử của nhân loại…

Tháng 12/1986, nhà đấu giá Christie tung ra bán một tài liệu lịch sử – đó là bản viết nháp của một lá thư sau đó được đánh máy của nhà bác học Albert Einstein gửi cho Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt, thực chất là một tờ giấy chỉ có khoảng 20 dòng chữ được định giá khởi điểm từ 60-80 ngàn USD. 

42 1 Buc Thu Dac Biet Albert Eistein Tung Gui Tong Thong My Roosevelt Khien Lich Su The Gioi Hoan Toan Thay Doi

Bản gốc này từ lâu được lưu giữ trong gia đình của nhà vật lý Mỹ Leo Szilard, một trong những nhà khoa học lỗi lạc trong lĩnh vực vật lý nguyên tử và cũng là người giúp Einstein hoàn thành bức thư năm đó. Cho nên bức thư này còn được gọi với cái tên “Bức thư Einstein–Szilárd”.

42 2 Buc Thu Dac Biet Albert Eistein Tung Gui Tong Thong My Roosevelt Khien Lich Su The Gioi Hoan Toan Thay Doi

Hai nhà khoa học lỗi lạc Albert Einstein và Leó Szilárd (Ảnh: mult-kor.hu)

Lời cảnh báo từ Albert Einstein

Bức thư đề ngày 2/8/1939 nhưng theo hồ sơ lưu trữ tại Nhà Trắng, phải 2 tháng sau, bức thư này mới đến tay người nhận là Tổng thống Roosevelt vào ngày 11/10/1939 dưới dạng đánh máy dài hơn một chút cùng với chữ ký của Einstein. Nội dung chính của lá thư khẳng định, uranium có thể trở thành một nguồn năng lượng siêu mạnh mới để sử dụng trong các mục đích quân sự, chẳng hạn như chế tạo bom nguyên tử.

Phát xít Đức đã bắt đầu tập trung nghiên cứu theo xu hướng này, và nước Mỹ cần phải khẩn trương nếu không muốn trả giá đắt…

42 3 Buc Thu Dac Biet Albert Eistein Tung Gui Tong Thong My Roosevelt Khien Lich Su The Gioi Hoan Toan Thay DoiẢnh chụp bức thư Einstein–Szilárd (Ảnh: Wikipedia)

Thoạt đầu tổng thống Roosevelt không mấy chú ý đến nội dung bức thư, nhưng cố vấn thân cận nhất của Roosevelt là Alexander Sachs đã giúp ông ta nhận thấy tính nghiêm trọng của vấn đề.

Ngày 12/10/1939, Sachs trong bữa ăn sáng đã kể với Tổng thống về một câu chuyện lịch sử. Trong quá khứ, Napoleon đã từng bác bỏ kế hoạch chế tạo động cơ hơi nước của người thợ máy Fulton, hậu quả là người Pháp không thể có các con tàu mạnh mẽ để tấn công nước Anh.

“Nếu như khi đó Napoleon có được sự nhạy bén và kiềm chế hơn, lịch sử của nước Pháp và thế kỷ XIX có thể đã phát triển theo một hướng hoàn toàn khác” – Sachs nhấn mạnh thêm. Câu chuyện này đã tạo ra những ảnh hưởng nhất định lên Roosevelt, khiến ông đọc lại và cân nhắc cẩn thận lá thư của Einstein. Kết quả là vào ngày 28 tháng 6 năm 1941, Roosevelt ký Sắc lệnh 8807, lập nên Văn phòng Nghiên cứu Khoa học và Phát triển (OSRD) để xem xét vấn đề và dần đi đến kết luận là việc người Mỹ phải sở hữu được nguồn năng lượng này là cần thiết.

42 4 Buc Thu Dac Biet Albert Eistein Tung Gui Tong Thong My Roosevelt Khien Lich Su The Gioi Hoan Toan Thay DoiTổng thống Mỹ Franklin Roosevelt đã sáng suốt khi quyết định nghe theo lời khuyên của Einstein (Ảnh: IrishCentral)

Lịch sử không ủng hộ phát xít Đức

Trong khi Roosevelt còn đủ tỉnh táo nghe theo lời khuyên của Einstein, thì ở bên kia Đại Tây Dương, Hitler hầu như không quan tâm lắm đến ý kiến của các nhà khoa học Đức, dù họ mới chính là những người đi tiên phong trong lĩnh vực hạt nhân. Đối với trùm phát xít này, vật lý vẫn được nhìn nhận như một “khoa học của người Do Thái”. Đó là lý do chính khiến phát xít Đức bị hụt hơi so với Mỹ trong cuộc đua chế tạo bom nguyên tử vào thời kỳ cuối Thế chiến II.

Kỷ nguyên hạt nhân của loài người có thể nói là được mở ra bởi các nhà khoa học Đức. Tháng 12/1938, hai nhà bác học Đức là Hahn và Strassmann đã phân tách được hạt nhân uranium nhờ tác động của các neutron.

42 5 Buc Thu Dac Biet Albert Eistein Tung Gui Tong Thong My Roosevelt Khien Lich Su The Gioi Hoan Toan Thay DoiChân dung hai nhà khoa học Đức là Otto Hahn and Fritz Strassmann năm 1938 (Ảnh: Virginia Nuclear Energy Consortium)

Kết quả này được chính thức công bố vào đầu năm sau. Tuy không gây được tiếng vang lớn, nhưng thành công trên lại là cơ sở cho hàng loạt các công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học khác trên khắp thế giới: Enrico Fermi tại Roma, Frederik Joliot và Irene Curie tại Paris, James Chadwick tại London và Ernest Lawrence tại Berkley…

Đến đầu năm 1940, hai nhà bác học Đức lưu vong tại Anh là Otto Frisch và Rudolf Peierls đã chứng minh quá trình phân tách hạt nhân uranium giải phóng ra một khối năng lượng lớn. Nhận thức được tầm quan trọng của phát kiến, Chính phủ Anh đã ngay lập tức áp dụng những biện pháp an ninh rất chặt chẽ xung quanh những nghiên cứu này.

Còn tại Đức, dưới ảnh hưởng phát minh của Hahn và Strassmann, quân đội Đức bắt đầu cung cấp tài chính và yêu cầu các nhà khoa học hàng đầu của mình tiếp tục đi theo những nghiên cứu này.

Tháng 12/1939, Verner Heisenberg đã nêu ra yêu cầu nước Đức cần phải xây dựng một lò phản ứng để làm giàu uranium-235 (ý tưởng này chỉ được thực thi trên thế giới lần đầu tiên sau đó 20 năm). Tuy nhiên bản thân nhà bác học này cũng không tin rằng, kế hoạch này có thể thực hiện trong thời gian chiến tranh và sẽ được sử dụng cho chiến tranh.

42 6 Buc Thu Dac Biet Albert Eistein Tung Gui Tong Thong My Roosevelt Khien Lich Su The Gioi Hoan Toan Thay DoiHitler bị thu hút bởi các vũ khí triển vọng trong ngắn hạn như tên lửa V2 nên đã xem nhẹ dự án chế tạo bom nguyên tử (Ảnh: Daily Star)

Như vậy, giới khoa học Đức ban đầu đã đi trước người Mỹ 1 bước và có nhiều điều kiện tốt khi nghiên cứu dưới sự bảo trợ toàn bộ của quân đội, từ trang bị cho tới nguyên vật liệu. Giới quân sự lúc đó đã bắt đầu mơ ước về một “chiếc máy uranium” với nhiều ứng dụng to lớn và có thể giải quyết những vấn đề khó khăn về nhiên liệu trong tương lai.

Có điều công tác quản lý kém đã khiến những hoạt động trên diễn ra khá chậm chạp, thêm vào đó sau thất bại tại Stalingrad, Hitler đã kiên quyết ngăn cấm việc cung cấp tài chính cho bất kỳ công trình khoa học nào không đảm bảo được hiệu quả thực tiễn cho các mục tiêu quân sự trong vòng nửa năm tới. Kết quả là hầu hết tiền bạc của đế chế thứ ba đã được tập trung cho dự án tên lửa của Verner fon Braun và dự án nghiên cứu vũ khí hạt nhân của Đức gần như bị ‘đắp chiếu’ vào năm 1943.

42 7 Buc Thu Dac Biet Albert Eistein Tung Gui Tong Thong My Roosevelt Khien Lich Su The Gioi Hoan Toan Thay DoiMáy bay B-29 ném quả bom nguyên tử Little boy xuống Hiroshima ngày 6/8/1945 góp phần rút ngắn thời gian kết thúc Thế chiến II (Ảnh: History Channel)

Với hàng tỷ đô la được đổ vào dự án Mahattan cùng sự hỗ trợ của các nhà khoa học gia lỗi lạc, người Đức đã hoàn toàn bị vượt mặt. Ngày 16 tháng 7 năm 1945, thiết bị hạt nhân đầu tiên đã phát nổ thành công trong vụ thử Trinity, thực hiện ở Bãi thử vũ khí Alamogordo ở New Mexico và chỉ 3 tuần sau, quả bom nguyên tử Little boy phát nổ tại Hiroshima, Nhật Bản đã khiến thế giới bàng hoàng và triệt tiêu toàn bộ ý chí chiến đấu của phát xít Nhật, giúp giảm thương vong cho cả 2 phía và nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

Trước đó, 1 triệu quân Quan Đông của phát xít Nhật và chính quyền Thiên Hoàng đã tuyên bố tử thủ và chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, bởi vậy, thương vong chắc chắn sẽ rất lớn nếu tinh thần chiến đấu đó của họ vẫn được giữ nguyên. Và nếu, Hitler có được bom nguyên tử trong tay trước người Mỹ, thế giới hiện đại có thể đã rất khác biệt so với những gì chúng ta đang thấy hôm nay.

 

Nguồn: Hoài Anh

DKN.tv




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC