Habigis là siêu bão mạnh nhất trong lịch sử 60 năm của Nhật Bản. Bão Habigis có sức gió 260km/h tấn công trực tiếp vào Tokyo trong chiều tối 12/10.
Sau đó, cơn bão đi xuyên dọc từ Bắc vào Nam và không có một nơi nào trên đất nước mặt trời mọc thực sự an toàn. Theo số liệu cập nhật đến thời điểm này, ít nhất 35 người đã thiệt mạng và gần 20 người mất tích.
Người dân Nhật Bản đã được cảnh báo từ rất sớm và Thủ tướng nước này cũng nói rõ mức độ nguy hiểm cao cũng như sức phá hủy của bão. Để ứng phó với bão, chính phủ đã huy động thêm lực lượng lớn lính cứu hộ.
Cụ thể, lực lượng Phòng vệ (SDF) đã triển khai 27.000 binh sĩ đến các khu vực bị ảnh hưởng thiên tai, trong đó có Nagano, nơi họ đang nỗ lực cứu 360 người đang bị cô lập sau khi một con đê ở sông Chikuma vỡ. Bộ Đất đai cảnh báo nguy cơ nước lũ có thể lên cao tới 5m. Đê vỡ vào lúc khoảng 3h sáng, khi nhiều người vẫn đang ngủ và dự đoán thiệt hại về người có thể sẽ tăng cao.
Cả Nhật Bản chìm trong biển nước sau cơn bão Hagibis.
Trong quá trình cứu hộ khẩn trương này đã xảy ra một tai nạn đáng tiếc. Trong ngày 13/10, cụ bà 77 tuổi bị rơi sau khi được giải cứu từ ngôi nhà bị cô lập vì lũ sau bão Hagibis ở tỉnh Fukushima hôm 13/10. Cụ bà qua đời sau khi được đưa đến bệnh viện.
Đại diện của đội cứu hộ, ông Hirofumi Shimizu đã lên tiếng xin lỗi về sự cố đáng tiếc này. Ngoài ra ông Shimizu cũng thẳng thắn thừa nhận đây là lỗi của nhân viên cứu hộ. Vị đại diện này cho hay, hai nhân viên đã tham gia vào nhiệm vụ cứu hộ. Cụ bà được đặt vào một tấm vải bọc hình cái túi và máy bay trực thăng dùng dây kéo lên. Một trong các nhân viên cứu hộ đã làm rơi cụ bà khi anh đưa bà lên trực thăng vì bà đã không được buộc vào dây đúng cách.
Hình ảnh cụ bà 70 tuổi bị rơi trong lúc được cứu hộ.
Đây là sự cố đáng tiếc trong quá trình cứu hộ của lực lượng phòng vệ và cũng phần nào hé mở được mức độ tang thương sau siêu bão Habigis của Nhật Bản. Ngoài con đê ở sông Chikuma vỡ thì hiện tại có thêm đê của 21 con sông khác trên đất nước Nhật Bản bị vỡ. Người dân nước này đang sống trong cảnh màn trời chiếu đất. Nhiều nơi bị mắc kẹt và cần được giúp đỡ.
Giữa tình hình căng thẳng này, người dân vẫn giữ vững tinh thần không kêu than mà bình tĩnh đối mặt với hậu quả khắc nghiệt. Nơi nào cạn nước người dân tự giác dọn dẹp lại nhà lẫn đường xá. Tại các trại sơ tán người già lẫn trẻ nhỏ đều yên lặng chờ đợi và phối hợp cùng những nhân viên cứu hộ.
Đội phòng vệ của Nhật Bản cũng làm việc tập trung, hết mình và tinh thần trách nhiệm cao. Đối mặt với cơn bão lớn nhất trong 60 năm lịch sự, người Nhật vẫn giữ tinh thần kiên cường vượt qua khó khăn.
Đê vỡ và mưa lớn khiến tình trạng lũ lụt ngày càng căng thẳng.
Người dân cũng tập trung phối hợp để được về nơi an toàn một cách nhanh nhất.
Lực lượng cứu hộ đến từng nhà dân để giải cứu.
Nguồn: Giadinh.net