Trang Twitter chính thức của lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ (PACAF) ngày 19/5 đã đăng tải các bức ảnh chụp máy bay ném bom chiến lược B-1 của nước này cùng với chú thích:
"Các máy bay B-1 đã thực hiện một nhiệm vụ ở Biển Đông, sau vài ngày huấn luyện cùng hải quân Mỹ ở gần Hawaii, nhằm thể hiện sự đáng tin cậy của không quân Mỹ trước môi trường an ninh đa dạng và khó lường".
Thông tin của PACAF cũng đề cập tới dòng hashtag: "Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở cửa".
Trước đó, Mỹ hồi đầu tháng đã 4 các máy bay B-1 tới Guam sau khi rút những chiếc B-52 khỏi đảo vài tuần trước đó - động thái đánh dấu lần đầu tiên sau 16 năm không quân Mỹ tạm thời không còn máy bay ném bom hạng nặng nào trên hòn đảo ở Thái Bình Dương.
Sự hiện diện của các "pháo đài bay" B-1 để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện và "các sứ mệnh răn đe chiến lược" ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Mỹ tuyên bố rằng họ thực hiện kế hoạch đưa đưa các máy bay chiến đấu loại lớn tới các địa điểm khắp thế giới nhằm chứng minh "sự không thể đoán trước về hoạt động".
Máy bay B-1 (Ảnh: PACAF/Twitter)
Vài tuần trở lại đây, các tàu Hải quân Mỹ và máy bay ném bom B-1 của Không quân Mỹ thực hiện các sứ mệnh nhằm phát đi thông điệp rằng quân đội Mỹ tiếp tục duy trì hiện diện ở khu vực và khẳng định cam kết với các đồng minh trong bối cảnh căng thẳng leo thang vì vấn đề Biển Đông và Washington cáo buộc Bắc Kinh lợi dụng đại dịch Covid-19 để mở rộng ảnh hưởng trong khu vực.
Được phát triển vào thập niên 1970, B-1 tạo thành xương sống của lực lượng máy bay ném bom tầm xa Mỹ. Mặc dù có khả năng mang đến 34.000 kg tải trọng vũ khí - nhiều hơn tất cả các máy bay ném bom khác của Mỹ - nhưng biến thể B-1B Lancer vẫn có thể đạt tốc độ tối đa hơn 1470 km/h và hoạt động ở độ cao trên 9.100 m.
B-1B Lancer được xem là xương sống của lực lượng máy bay ném bom chiến lược Mỹ cho tới năm 2040.
(Ảnh: PACAF/Twitter)
(Ảnh: PACAF/Twitter)
Nguồn: Đức Hoàng/ Dantri.com.vn