Tình hình trục Ma quỉ Nga,Trung quốc, Iran ngày càng khăng khít, Washington buộc phải yêu cầu châu Âu đoàn kết gây áp lực lên Bắc Kinh!

Muốn thắng Nga thì phải tẩy chay Trung quốc !

Châu âu có tiền nhưng không tìm được vũ khí hữu hiệu do không chuẩn bị từ trước cho chiến tranh với Nga!

NATO muốn chi viện phòng không, nhưng Ukraina khác Israel

Tổng thư ký Jens Stoltenberg khẳng định cần khẩn cấp tăng cường bảo vệ không phận Ukraina, đồng thời nhìn nhận rằng châu Âu không có đủ hệ thống Patriot, chỉ Hoa Kỳ mới có thể cung cấp.

1 My Gay Suc Ep Len Eu Yeu Cau Thay Doi Cach Doi Xu Voi Bac Kinh Neu Muon Ukraine Thang Nga

Khó kiếm đạn pháo và giàn Patriot hơn là tiền

Châu âu không có hệ thống phòng không đánh chặn hiệu quả như Patriot của Mỹ, Trong khi đó Israel đã hợp tác với Mỹ chuẩn bị cho chiến tranh từ lâu rồi !

Tổng thư ký NATO sau khi gặp các thủ tướng Hà Lan, Đan Mạch và Cộng hòa Sec hôm qua, đã hoan nghênh việc giải ngân thêm 1 tỉ euro cho Kiev. Thủ tướng CH Sec Petr Fiala cho biết đã ký hợp đồng mua 200.000 đạn pháo và tìm được 300.000 quả nữa có thể mua thêm, nhưng số lượng này thấp hơn hẳn so với kỳ vọng 1 triệu quả lúc ban đầu. Mark Rutte, người có thể kế nhiệm Jens Stoltenberg nhấn mạnh, giờ đây khó kiếm ra đạn pháo hơn là tiền. Tương tự đối với các giàn Patriot mà Kiev vẫn mong mỏi.

MỌI VIỆC VẪN PHẢI TRÔNG CHỜ VÀO MỸ !

Tờ báo Les Echos cho rằng đại diện ngoại giao EU Josep Borrell có hơi vội vàng khi nói rằng phương Tây sở hữu 100 hệ thống Patriot nên có thể giao cho Ukraina 7 hệ thống :

Một lãnh thổ Ukraine rộng như vậy cần ít nhất 25 giàn mới phủ kín được bầu trời , và cũng không thể bảo vệ theo kiểu Vòm Sắt Israel vì rất tốn kém . Bản thân nước Pháp cũng chỉ có 8 hệ thống phòng không SAMP-T.

Hiện Kiev chỉ mới nhận được hai giàn Patriot hoàn chỉnh từ Hoa Kỳ và Đức, và hệ thống tương tự là SAMP-T từ Pháp và Ý.

Berlin vừa loan báo gởi thêm giàn Patriot thứ hai. Jens Stoltenberg nhấn mạnh, châu Âu không thể sở hữu đến 100 hệ thống Patriot như đã nói, sau 30 năm chủ quan coi thường Nga , từ khi LX sụp đổ thì nhiều nước trong khối EU ít đầu tư cho quốc phòng thậm chí còn ỉ lại cho các nước xung quanh, trốn tránh trách nhiệm đầu tư cho quốc phòng theo cam kế từ 2% trở lên và giờ đây Châu âu đang nhận lại hậu quả cay đắng vì sự hiếu chiến và lỳ lợm của Putin, Trong khi đó Nga đã chuẩn bị cho cuộc chiến này từ hơn 10 năm trước ,Tuy không tiết lộ con số cụ thể, Tập đoàn Mỹ Raytheon hứa sẽ sản xuất 1 giàn Patriot mỗi tháng nếu có hợp đồng mới.

Trong khi chờ đợi, ông Stoltenberg cổ vũ các thành viên NATO ưu tiên chi viện phương tiện phòng không cho Ukraina.

Yếu tố làm Châu âu bất ngờ là

Nga : 90 % thiết bị điện tử cho hỏa tiễn, xe tăng nhập từ Trung Quốc và chính các thiết bị này lại đến nhiều từ Châu âu và Mỹ

« Một trong những tác động ấn tượng nhất từ cuộc chiến tranh ở Ukraina : Trục Nga-Trung tăng cường để thách thức Hoa Kỳ ». Việc Nga xoay trục sang Trung Quốc buộc Washington phải yêu cầu châu Âu gây áp lực lên Bắc Kinh.

Chuyến thăm Bắc Kinh của thủ tướng Đức Olaf Scholz vừa kết thúc hôm qua, và tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ tiếp Tập Cận Bình tại Paris ngày 06/05 tới. Trước đó Hoa Kỳ đã nhấn mạnh với các đồng minh châu Âu : Vì các vị có quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh, hãy nhân đó để gây sức ép nhằm làm Trung Quốc ngưng trợ giúp Nga đánh phá Ukraina.

Trung Quốc ngày càng ma cô

Washington lo ngại sự liên thủ ngày càng sâu sắc giữa Bắc Kinh và Matxcơva. Để thuyết phục những ai còn hoài nghi, Washington hôm 12/04 đã công khai một số thông tin cho đến nay vẫn còn giữ bí mật.

Chẳng hạn trong quý cuối 2023, Trung Quốc đã cung cấp cho Nga trên 70 % số máy công cụ nhập khẩu dùng để sản xuất hỏa tiễn đạn đạo. Và trong cả năm ngoái, 90 % số thiết bị điện tử nhập khẩu để chế tạo hỏa tiễn và xe tăng là từ Trung Quốc.

Nga và Trung Quốc cùng chống lại vị trí thống soái của Mỹ và sự đoàn kết của Châu âu

Tại sao Mỹ bỗng nhiên nhấn mạnh đến yếu tố Trung Quốc ? Đó là vì Washington bị bất ngờ trước việc Nga dù bị cấm vận vẫn nhanh chóng tái sản xuất một số lượng vũ khí lớn. Nhờ vậy tạo được ưu thế trên chiến trường trước lực lượng Ukraina đang thiếu thốn đủ mọi thứ, do phương Tây cung ứng chậm chạp.

Người ta đã biết rằng Kremlin vẫn rủng rỉnh tiền nhờ bán dầu lửa cho Trung Quốc và Ấn Độ sau khi mất thị trường châu Âu. Nhưng cho đến nay thế giới vẫn chưa ý thức được tầm cỡ trợ giúp thiết bị của Trung Quốc, đã đóng vai trò rất quan trọng, cho dù chưa vượt qua lằn ranh đỏ là chuyển giao vũ khí sát thương.

Mặt khác, không thể coi nhẹ xu hướng tăng cường trục Nga-Trung, bởi vì yếu tố gắn kết giữa hai chế độ độc tài này là cùng chống lại vị trí thống soái của Mỹ và sự ổn định của Châu âu .

Matxcơva đã quay sang Trung Quốc từ 2014, sau đợt trừng phạt đầu tiên của phương Tây vì chiếm Crimée, nhưng Liên Hiệp Châu Âu (EU) vẫn là đối tác kinh tế quan trọng vẫn đi đêm với Nga, TQ cho đến năm 2022. Một khi ồ ạt xâm lăng Ukraina, Nga phải quay hẳn sang Trung Quốc.

Putin và Tập gặp nhau ba tuần trước cuộc xâm lược, tuyên bố « tình hữu nghị không giới hạn ». Chuyên gia Alexander Gabuev của trung tâm Carnegie nhận định : « Cách duy nhất để Nga đối đầu với phương Tây là hội nhập kinh tế, chất xám và công nghệ quân sự trong một “Pax Sinica” - trật tự thế giới do Trung Quốc thống trị. Nga đang trở thành chư hầu của Trung Quốc ».

NGA CHÍNH TRỊ HOÁ TÔN GIÁO ĐỂ MỊ DÂN!

Nga Chính Thống giáo chống lại Ukraina cũng Chính Thống giáo, với sự trợ giúp của Erdogan Hồi giáo…

Đối với phe dân túy, tôn giáo là công cụ lý tưởng để bảo vệ « nhân dân » chống lại người ngoại quốc và các nhóm thiểu số - bị cáo buộc là phản bội trong một quốc gia được khẳng định bằng tín ngưỡng.

2 My Gay Suc Ep Len Eu Yeu Cau Thay Doi Cach Doi Xu Voi Bac Kinh Neu Muon Ukraine Thang Nga

Nạn nhân trước tiên là tín đồ các tôn giáo khác trong mỗi nước, và như vậy, bảo vệ tự do tín ngưỡng và các nhóm thiểu số cần phải là giá trị hàng đầu trong luật quốc tế.

Nguồn: RFI




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC