Được tổ chức từ ngày 14-19/5 tại Kazan, Thủ đô của Cộng hòa Tatarstan, Nga, Diễn đàn Kinh tế quốc tế lần thứ 15 “Nga-Thế giới Hồi giáo” là nền tảng chính cho sự hợp tác kinh tế giữa Moscow và các nước thuộc thế giới Hồi giáo.
Nga là một trong những quốc gia đầu tiên hợp tác với Taliban. Ảnh: RT
Dù không cung cấp thêm thông tin chi tiết, ông Kabulov cho biết Nga và chính quyền Taliban thường xuyên hợp tác trong nhiệm vụ chống khủng bố quốc tế.
Đây không phải là lần đầu tiên Taliban được mời tham dự diễn đàn Kazan. Tuy nhiên, vào năm ngoái, ông Kabulov đã nhấn mạnh sự tham gia của Taliban không có nghĩa là Moscow đã công nhận sự cai trị của tổ chức này tại Afghanistan.
Dù chưa chính thức công nhận Taliban kể từ khi lực lượng này chính thức nắm quyền tại Afghanistan vào năm 2021, thời điểm Mỹ gần như rút quân hoàn toàn khỏi nước này, Nga lại là một trong những quốc gia đầu tiên thiết lập các thỏa thuận hợp tác kinh tế với chính phủ mới do tổ chức này thành lập. Hiện, không một quốc gia nào chính thức công nhận chính phủ Taliban.
Taliban lần đầu lên nắm quyền tại Afghanistan vào những năm 1990 nhưng đã bị lật đổ vào năm 2001 trong một cuộc can thiệp quân sự do Mỹ dẫn đầu. Lực lượng này liên tục nổi dậy trong suốt 20 năm, và sau đó giành quyền kiểm soát Afghanistan vào tháng 8/2021. Trước tình hình đó, Tổng thống Ashraf Ghani đã buộc phải rời khỏi đất nước.
Sau khi lên nắm quyền, dù đã cam kết sẽ thúc đẩy sự phát triển nữ giới, Taliban lại áp dụng một bộ quy định hạn chế họ tham gia vào đời sống công cộng. Động thái này đã vấp phải sự chỉ trích từ Liên Hợp quốc và các tổ chức nhân quyền quốc tế.
Luật Anh