Ứng viên Hàn Quốc Yoo Myung Hee (trái) và ứng viên Ngozi Okonjo-Iweala của Nigeria là hai người cuối cùng lọt vào “chung kết” tranh ghế tổng giám đốc WTO- Ảnh: AFP
Động thái này được đưa ra giữa nỗi lo nước này thua kém Trung Quốc và Hàn Quốc khi hai quốc gia láng giềng của Nhật Bản đang có nhiều công dân được đề cử vào các vị trí hàng đầu ở Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Giới phân tích cho biết Nhật Bản đặc biệt lo ngại khi vừa qua Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yoo Myung Hee nằm trong số những ứng viên cuối cùng của cuộc đua vào vị trí tổng giám đốc WTO.
Những năm gần đây, Tokyo và Seoul dính vào tranh chấp thương mại liên quan vấn đề lịch sử giữa hai bên. Căng thẳng leo thang tới mức Nhật Bản áp lệnh kiểm soát xuất khẩu nhiều hóa chất vốn quan trọng với ngành công nghiệp vi mạch của Hàn Quốc năm 2019.
Nhật Bản lo ngại nếu bất kỳ tranh chấp thương mại song phương nào được đưa lên WTO xử lý, một vị tổng giám đốc WTO có xuất thân Hàn Quốc có thể sẽ không hoàn toàn hành xử công bằng.
Đầu tháng 2-2021, ứng viên Yoo Myung Hee rút khỏi cuộc đua, mở đường cho ứng viên Nigeria Ngozi Okonjo-Iweala đảm nhiệm cương vị tổng giám đốc WTO. Dù cuộc cạnh tranh chức lãnh đạo WTO đã khép lại, nhưng Nhật Bản xem cuộc đua này là dấu hiệu cho thấy vị thế và ảnh hưởng giảm đi của họ trong các vấn đề quốc tế, theo SCMP.
Tương tự, Trung Quốc hiện có công dân giữ vai trò lãnh đạo tại 4 cơ quan Liên Hiệp Quốc, trong đó có Tổ chức Nông lương (FAO). Về thẩm phán tại nhiều cơ quan tư pháp quốc tế, Nhật Bản chỉ có "2 tới 3" thẩm phán nắm các vai trò đáng kể, còn Trung Quốc có tới hơn 100.
Các báo cáo truyền thông địa phương cuối tuần trước cho biết Cơ quan An ninh quốc gia Nhật Bản và Bộ Ngoại giao nước này sẽ dẫn dắt sáng kiến phát triển thế hệ nhà ngoại giao và chuyên gia như trên.
"Những năm gần đây Nhật Bản đã không thể gây ảnh hưởng lên các vấn đề quốc tế vì họ đã bị cho ra ngoài lề trên trường quốc tế" - ông Patrick Hein, giảng viên khoa học chính trị tại Đại học Nghiên cứu đối ngoại Tokyo, đánh giá.
Ông nói: "Nhật Bản cần có những sáng kiến táo bạo hơn ở những diễn đàn như Hội đồng Nhân quyền hoặc Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Nhưng để làm điều đó, họ cần đúng người đúng nơi".
"Nhật Bản không muốn thua kém Trung Quốc, nhưng cũng lo ngại về Hàn Quốc" - giảng viên Patrick Hein đánh giá, khi Tokyo ra sáng kiến đào tạo thế hệ nhà ngoại giao có năng lực lãnh đạo các cơ quan quốc tế.
Nguồn: Báo Tuổi trẻ Online