Henley Passport Index đánh giá 199 tấm hộ chiếu và 227 điểm đến, bao gồm các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, dựa trên số liệu thống kê của Hiệp hội hàng không quốc tế (IATA) – kho dữ liệu lớn nhất và chính xác nhất trong lĩnh vực này.
Cách thức chấm điểm của chỉ số như sau:
Với mỗi điểm đến, hộ chiếu sẽ được tính 1 điểm nếu người sở hữu được miễn visa hoặc visa tại điểm đến (visa-on-arrival), giấy phép du lịch (visitor’s permit) hoặc ETA (electronic travel authority – một dạng visa dài hạn được cấp online, người được cấp ETA được phép ra vào nhiều lần mà không cần xin visa hoặc phê duyệt trước)
Với mỗi điểm đến, hộ chiếu chỉ được 0 điểm nếu người sở hữu phải xin visa (kể cả e-visa) hoặc phê duyệt trước cho visa-on-arrival trước khi khởi hành.
Tổng số điểm nhận được sẽ quyết định thứ hạng của tấm hộ chiếu. Đứng đầu trong danh sách năm nay vẫn là Nhật Bản với 193 điểm. Theo sát ở vị trí thứ 2 là Singpore với 192 điểm. Đức và Hàn Quốc cùng chia nhau hạng 3 với 191 điểm. Việt Nam chỉ đạt được 54 điểm, đứng thứ 88, tụt 2 bậc so với năm 2020 dù số điểm không đổi.
Những quốc gia có chương trình đầu tư nhập tịch đa phần đều giữ thứ hạng cao trong bảng phân loại danh giá này. Đáng kể tới đầu tiên là Bồ Đào Nha với 188 điểm, xếp thứ 6. Tiếp theo là Mỹ, Anh, New Zealand với 187 điểm, hạng 7. Malta và Hy Lạp ở vị trí thứ 8, cao hơn 1 điểm so với Canada và Úc (185 điểm).
Chi tiết xếp hạng và mức đầu tư tối thiểu của các tên tuổi quen thuộc với người Việt như sau:
Đi lại tự do đã trở thành nhu cầu của thời đại toàn cầu hóa. Trong thời kỳ Covid, nhu cầu có thêm một quyển hộ chiếu “quyền lực” trong việc di chuyển xuyên quốc gia càng gia tăng. Báo cáo này là một tham khảo hữu ích đối với các nhà đầu tư, giúp lựa chọn chương trình phù hợp nhất cho gia đình mình.
Theo ibid