Jodi Doering, y tá làm việc trong phòng cấp cứu tại một bệnh viện ở Nam Dakota, Mỹ, cuối tuần trước đăng bài viết trên Twitter rằng cô đã chứng kiến những bệnh nhân Covid-19 một mực phủ nhận sự tồn tại của virus, dù họ đang cận kề cái c hết vì nó.
"Nếu 5 giây nổi tiếng trên Twitter của tôi có thể giúp bang của chúng ta và thuyết phục mọi người rằng dịch bệnh là có thật và nó thực sự có thể lấy đi mạng sống bạn, tôi sẵn sàng làm vậy", Doering cho hay.
"Có một đêm tôi được nghỉ, không phải đến bệnh viện. Khi nằm trên ghế dài cùng chú chó của mình, tôi không thể không nghĩ đến những bệnh nhân Covid trong vài ngày qua. Những bệnh nhân đó là những người vẫn không tin virus có thật", nữ y tá viết. "Họ đòi bạn cấp cho một loại thuốc thần, khăng khăng với bạn rằng Joe Biden đang hủy hoại nước Mỹ".
Doering cho hay những bệnh nhân này đều đang phải sử dụng máy thở vì gặp khó khăn về hô hấp do nhiễm Covid-19. "Thế nhưng họ vẫn gọi bạn tới và hỏi tại sao bạn lại mặc mớ đồ bảo hộ kia, rằng họ không nhiễm nCoV bởi nó không tồn tại", cô cho hay.
Nữ y tá khẳng định đây là những điều thực sự đã diễn ra tại bệnh viện của cô, điều không ngừng khiến cô bị ám ảnh. "Những người này thực sự nghĩ rằng điều đó sẽ không xảy ra với họ. Họ chỉ dừng quát tháo bạn khi phải đặt nội khí quản. Nó giống như một bộ phim kinh dị không có hồi kết", nữ y tá cho hay.
Theo cô, những bệnh nhân đó đang c hết dần theo nghĩa đen. Họ muốn biết mình đã gặp vấn đề gì và khi được các y bác sĩ trả lời rằng họ nhiễm nCoV, không ai tin điều đó. Doering cho hay cô chia sẻ bài viết trong tâm trạng buồn bã, thất vọng xen lẫn bực bội.
Số người c hết do Covid-19 tại Nam Dakota tính đến 16/11 là 644 người, gần bằng dân số tại thị trấn quê nhà Woonsocket của Doering. "Điều đó giống như xóa sổ toàn bộ thị trấn của chúng tôi khỏi bản đồ, tức là mọi giáo viên, nhân viên ngân hàng, học sinh đều đã biến mất", Doering nói.
Doering cho biết một trong những điều khó khăn nhất là chứng kiến những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ nói với bạn bè, hàng xóm rằng Covid-19 không tệ như vậy.
"Và khi bạn quay lại vào lần tới, có những người 40, 50 tuổi nằm đó, không thể sống sót bởi chính loại virus đó. Không có gì tồi tệ hơn trong 22 năm hành nghề của tôi khi phải chứng kiến bệnh nhân nói lời vĩnh biệt qua Facetime", cô cho hay.
Xuất hiện trên CNN hôm 16/11, Doering tiếp tục khẳng định các bệnh viện ở Nam Dakota tràn ngập bệnh nhân Covid-19, nhưng một số người không tin loại virus mà họ mắc là có thật. Trong khi nhiều bệnh nhân "biết ơn sự chăm sóc mà họ nhận được" từ các y tá, một số bệnh nhân từ chối gọi điện cho gia đình và bạn bè vào những giây phút cuối đời, vì tin rằng họ sẽ ổn.
"Những lời cuối cùng của họ là 'Điều này không thể xảy ra. Nó không có thật'", Doering nhớ lại. Trong một số trường hợp, bệnh nhân thậm chí khẳng định họ bị cúm hoặc ung thư phổi để tránh thừa nhận mắc Covid-19.
Jodi Doering, y tá làm việc trong phòng cấp cứu tại một bệnh viện ở Nam Dakota, trả lời CNN hôm 16/11. Ảnh: CNN.
Thống đốc Nam Dakota Kristi Noem kiên định thực hiện chính sách không áp dụng các biện pháp cứng rắn trong đại dịch và cũng không yêu cầu người dân đeo khẩu trang, ngay cả khi số ca t ử vong tăng nhanh và bang là một trong những nơi ghi nhận tỷ lệ t ử vong cao nhất thế giới.
Nam Dakota ghi nhận 219 ca t ử vong vì Covid-19 chỉ trong nửa đầu tháng 11, gần bằng 1/3 tổng số người c hết ở bang kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Ian Fury, giám đốc truyền thông của Thống đốc Noem, hôm 16/11 cho biết trong một tuyên bố rằng Thống đốc tiếp tục tin tưởng người dân Nam Dakota thực hiện trách nhiệm cá nhân của họ để đưa ra quyết định tốt nhất cho bản thân và những người thân yêu.
Huyền Lê
Nguồn: Theo WGN9, CNN