Chính phủ Pháp cho biết ứng dụng này sẽ giúp chính quyền hoạt động hiệu quả hơn bằng việc cho phép người dân sử dụng các dịch vụ hành chính công như đóng thuế hay an sinh xã hội trực tuyến thông qua danh tính số.

Theo Bloomberg, Pháp đang lên kế hoạch sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt như một thông tin nhận diện kỹ thuật số bắt buộc cho công dân của mình.

Đây là một phần trong kế hoạch triển khai một chương trình nhận dạng danh tính mới vào tháng 11 tới, có tên Alicern.

Nhận diện khuôn mặt sẽ là cách duy nhất để người dân Pháp tạo một danh tính số hợp pháp. Người dân sẽ đăng ký một lần bằng cách đối chiếu ảnh chụp hộ chiếu với ảnh selfie trên ứng dụng Alicern.

Với động thái này, Pháp cùng nhiều nước khác trên thế giới đang tạo phiên bản “nhân dạng kỹ thuật số”, cung cấp cho công dân quyền truy cập an toàn vào mọi thứ, từ thuế cho đến tài khoản ngân hàng của họ. Singapore đã dùng công nghệ nhận dạng khuôn mặt trong khi Anh thì rục rịch tung hệ thống riêng của mình. Ở Ấn Độ, người ta còn sử dụng công nghệ quét mống mắt.

42 1 Phap Dung Cong Nghe Nhan Dien Khuon Mat De Dang Ky Dich Vu Cong

Chính phủ Pháp tuyên bố hệ thống sẽ không được dùng để theo dõi người dân. Không như tại Trung Quốc hay Singapore, Pháp không tích hợp thông tin sinh trắc học nhận dạng khuôn mặt vào cơ sở dữ liệu nhân dạng của công dân. Trên thực tế, Bộ Nội vụ Pháp, nơi phát triển ứng dụng Alicem, cho biết dữ liệu nhận dạng khuôn mặt thu về sẽ được xóa ngay khi quá trình kiểm tra hay đăng ký kết thúc.

Tuy nhiên, các cơ quan bảo vệ dữ liệu Pháp cho rằng chương trình này vi phạm pháp luật của châu Âu vì chương trình cần được cấp quyền để thu thập dữ liệu. Đến nay, chương trình này vẫn đang được Tòa án Tối cao Pháp xem xét. Vấn đề lớn nhất hiện nay của Alicern là độ bảo mật của nó vì ngay trong năm nay, tin tặc chỉ cần khoảng một giờ đồng hồ để tấn công vào hệ thống của Alicern. Dù vậy, Bộ Nội vụ Pháp vẫn kiên quyết tiến hành dự án này theo kế hoạch bất chấp cả 2 vấn đề trên.

Trên thế giới, công nghệ nhận dạng khuôn mặt đang được ứng dụng và thử nghiệm ngày càng nhiều. Camera giám sát trực tuyến trên đường phố xứ Wales được tòa án London đánh giá là hợp pháp trong tuần này, trong khi Đức, Hà Lan và Italy cũng dùng nhận dạng khuôn mặt để kiểm tra nhanh biên giới.

Nguồn: Báo Tầm Nhìn

 




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC