“Chúng tôi sẽ phải tiếp tục điều tra, nhưng đó là điều có khả năng xảy ra nhất”, Iwan Isnurwanto, chỉ huy Trường Chỉ huy và Tham mưu Hải quân, cho biết vào ngày 27/4, theo Nikkei.
Giới chức Hải quân Indonesia cho biết chênh lệch về khối lượng riêng của nước biển Bali và vùng nước gần eo biển Lombok gần đó có thể đã làm phát sinh “chuyển động khổng lồ”, đủ mạnh để kéo con tàu ngầm đi xuống chỉ trong vài giây.
Một tàu hải quân tham gia tìm kiếm tàu ngầm tàu ngầm KRI Nanggala 402. Ảnh: Reuters.
Hình ảnh từ vệ tinh thời tiết của Nhật Bản xác nhận sự hiện diện của con sóng này gần vị trí tàu ngầm và quanh thời gian xảy ra vụ tai nạn vào ngày 21/3, theo ông Isnurwanto.
“Họ không thể làm gì, cũng không đủ thời gian hành động, nếu con tàu ngầm bị nhấn chìm bởi con sóng như vậy. Con tàu ngầm rất có thể nghiêng xuống dưới, khiến mọi thủy thủ đoàn lăn về đuôi tàu”, ông Isnurwanto nói.
Đồng thời, giới chức bác bỏ các suy đoán về việc con tàu chìm do bảo dưỡng kém, sai sót con người, hoặc do bị tàu nước ngoài bắn trúng.
Tàu ngầm KRI Nanggala-402 mất liên lạc không lâu sau khi lặn xuống mặt nước trong cuộc diễn tập bắn ngư lôi sáng 21/4. Bốn ngày sau, các quan chức Hải quân Indonesia xác nhận đã tìm thấy con tàu ngầm, toàn bộ thủy thủ đoàn đều tử vong, Reuters đưa tin.
Bộ Quốc phòng Indonesia cho biết tàu ngầm Nanggala 402 có lượng choán nước 1.395 tấn, được chế tạo tại Đức năm 1977, gia nhập hạm đội tàu ngầm Indonesia từ năm 1981. Con tàu đã trải qua đợt đại tu kéo dài 2 năm ở Hàn Quốc, trước khi trở lại hoạt động năm 2012.
Nguồn: zingnews.vn