Tóm tắt bài viết
- Năm 2017, Sri Lanka đã ký một thoả thuận trị giá 1.1 tỷ USD cho thuê cảng phía nam Hambantoto với Trung Quốc, sau vài tháng trì hoãn bởi các cuộc biểu tình địa phương và phản đối từ các đảng đối lập.
- Chính phủ Sri Lanka dưới quyền cựu Tổng thống Mahinda Rajapaksa đã vay hơn 6 tỷ USD từ Trung Quốc. Gánh nặng từ khoản nợ lớn của chính phủ tiền nhiệm, cộng lãi phát sinh, chính phủ mới của Sri Lanka buộc cầm cố tài sản với chiến lược 99 năm của Trung Quốc.
- Vụ việc là một trong những ví dụ sinh động nhất về tham vọng của Trung Quốc sử dụng các khoản vay và viện trợ để đạt được ảnh hưởng trên toàn thế giới.
- Tờ The New York Times đã đưa ra phác thảo sơ bộ cách mà Trung Quốc và các công ty của nước này duy trì quyền lợi tại các nước đói nguồn tài chính.
Cựu Tổng thống Sri Lanka, ông Mahinda Rajapaksa và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân. (Ảnh: srilankabrief)
Câu chuyện từ những năm trước của Sri Lanka
Năm 2017, Sri Lanka đã ký một thoả thuận trị giá 1.1 tỷ USD cho thuê cảng phía nam Hambantoto với Trung Quốc, sau vài tháng trì hoãn bởi các cuộc biểu tình địa phương và những lời phản đối từ các đảng đối lập rằng điều này có thể đe doạ an ninh quốc gia. Vị trí cảng biển Hambantota nằm gần tuyến vận chuyển chính từ châu Á đến châu Âu và có khả năng đóng vai trò chủ chốt trong Sáng kiến Vành đai – Con đường.
Năm trước đó, hiệp ước này đã dấy lên sự phẫn nộ cộng đồng trên diện rộng, bởi sự kiểm soát của Trung Quốc với cảng Hambantota, bao gồm một kế hoạch một hợp đồng cho thuê 99 năm khu vực rộng 23 dặm vuông nhằm phát triển một khu công nghiệp bên cạnh cảng biển, dấy lên lo ngại cảng biển này có thể là nơi neo đậu cho tàu hải quân Trung Quốc.
Một nhà sư và dân làng tranh luận với cảnh sát trong một buổi biểu tình phía ngoài, trong ngày lễ khánh thành khu công nghiệp, Ambalantota, quận Hambantota, Sri Lanka, ngày 7/1/2017. (Ảnh: AP/ Eranga Jayawardena)
Để giảm bớt lo ngại, nội các Sri Lanka đã phê duyệt một thoả thuận sửa đổi nhằm cắt giảm 70% cổ phần của công ty Trung Quốc và đảm bảo cảng này sẽ không được sử dụng cho mục đích quân sự. “Chúng tôi sẽ ký thoả thuận Hambantota vào ngày mai. Chúng tôi đang cam kết với đất nước một thoả thuận tốt hơn mà không có bất kỳ tác động nào về an ninh”, Thủ tướng Ranil Wickremesinghe, lãnh đạo Đảng Dân tộc Thống nhất cho biết trước hôm ký kết. Thoả thuận này sẽ giúp Sri Lanka quản lý nợ nước ngoài tốt hơn, ông Ranil bổ sung. Sri Lanka có tổng nợ nước ngoài là 4.08 trillion rupees ($26.52 billion) tính đến cuối tháng 3/2017.
Chính phủ trước đây do cựu Tổng thống Mahinda Rajapaksa lãnh đạo đã vay hơn 6 tỷ USD từ Trung Quốc, theo bản tin ngày 27/7/2017 của tờ Indian Express.
Một tàu chở hàng điều hướng một trong những làn đường vận chuyển nhộn nhịp nhất thế giới, gần Hambantota, Sri Lanka. (Ảnh: Adam Dean/The New York Times)
Con nợ hỏi vay, chủ nợ luôn đồng ý
Mỗi lần cựu Tổng thống Sri Lanka, ông Mahinda Rajapaksa, quay sang hỏi đồng minh Trung Quốc đề nghị một khoản vay và hỗ trợ cho dự án cảng đầy tham vọng, câu trả lời luôn là “Có”, mặc dù các nghiên cứu về tính khả thi cho biết cảng này sẽ không hoạt động, mặc dù những chủ nợ thường xuyên khác như Ấn Độ cũng phải khước từ, và mặc dù nợ của Sri Lanka đang phình nhanh như bong bóng dưới thời ông Rajapaksa, theo bản tin ngày 25/6/2018 của tờ The New York Times.
Qua nhiều năm xây dựng và tái thương lượng với Công ty Kỹ thuật Cảng Trung Quốc, một trong những doanh nghiệp nhà nước lớn nhất của Bắc Kinh, Dự án Phát triển Cảng biển Hambantota lẫy lừng theo viễn cảnh được vẽ ra, đã thất bại như dự đoán. Với hàng chục ngàn tàu đi qua một trong những làn đường vận chuyển đông đúc nhất thế giới, cảng này chỉ thu hút được 34 tàu trong năm 2012.
Và rồi, cuối cùng thì nó trở thành của Trung Quốc.
Cảng Hambantota trên bờ biển phía nam của Sri Lanka. Trung Quốc đã tăng cường sự hiện diện tại Ấn Độ Dương. (Ảnh: Wanniarachchi/Agence France-Presse / Getty Images)
Khoản nợ lớn cộng lãi phát sinh, chính phủ mới buộc cầm cố tài sản với chiến lược 99 năm của Trung Quốc
Năm 2015, tổng thống Mahinda Rajapaksa đã bị bỏ phiếu bất tín, tuy nhiên chính phủ mới của Sri Lanka đã phải vật lộn để trả món nợ mà cựu tổng thống gây ra. Dưới áp lực nặng nề, sau nhiều tháng đàm phán với Trung Quốc, chính phủ mới đã phải bàn giao cảng và 15.000 mẫu đất xung quanh khu vực cảng với quyền sử dụng trong vòng 99 năm.
Ảnh: ankabusinessonline
Chuyển giao lãnh hải kèm theo chuyển giao quyền kiểm soát thương mại và quân sự
Việc chuyển giao này đồng nghĩa với Sri Lanka đã đặt vào tay Trung Quốc quyền kiểm soát vùng lãnh thổ chỉ cách vài trăm dặm ngoài khơi bờ biển của một đối thủ, Ấn Độ, và là một chỗ đứng chiến lược dọc theo một tuyến đường thuỷ thương mại và quân sự quan trọng.
Vụ việc là một trong những ví dụ sinh động nhất về tham vọng của Trung Quốc sử dụng các khoản vay và viện trợ để đạt được ảnh hưởng trên toàn thế giới – và sẵn sàng sử dụng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích, nhận định của tờ New York Times.
Cảng Hambantota
Thoả thuận nợ này cũng làm gia tăng các lời buộc tội gay gắt đối với Sáng kiến Vành đai – Con đường của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, rằng chương trình đầu tư và cho vay toàn cầu dẫn tới một cái bẫy nợ cho các nước dễ bị tổn thương trên khắp thế giới, thúc đẩy tham nhũng và hành vi chuyên quyền.
Chiêu thức của Trung Quốc nhằm đảm bảo quyền lợi của họ tại nước ngoài
Sau cuộc điều tra kéo dài nhiều tháng, phỏng vấn các quan chức Sri Lanka, Ấn Độ, Trung Quốc và phương Tây, phân tích tài liệu và thoả thuận về dự án cảng, The New York Times đã phác thảo sơ bộ cách Trung Quốc và các công ty của nước này duy trì quyền lợi tại các nước đói nguồn tài chính:
- Trong cuộc bầu cử Sri Lanka năm 2015, quỹ xây dựng của Trung Quốc đã rót những khoản tiền lớn vào các chiến dịch vận động tranh cử của ông Mahinda Rajapaksa – người được xem là một đồng minh quan trọng của Trung Quốc trong nỗ lực nghiêng cán cân ảnh hưởng của Ấn Độ tại Nam Á. Bằng chứng cho việc này là các tài liệu và séc chi tiền mặt được phát hiện trong một cuộc điều tra chính phủ.
- Mặc dù giới chức Trung Quốc và các nhà phân tích nhấn mạnh mục đích thương mại đơn thuần đối với cảng Hambantota, quan chức Sri Lanka ngay từ đầu đã nói rằng vị thế tình báo và địa hình chiến lược của khu vực cảng biển là một phần của các cuộc đàm phán.
- Các điều khoản của dự án cảng càng trở nên nặng nề hơn khi các quan chức Sri Lanka yêu cầu đàm phán lại thời gian và bổ sung thêm tài chính. Cho đến khi giới chức Sri Lanka trở nên tuyệt vọng về việc giảm bớt gánh nặng nợ công, Trung Quốc lúc này chỉ việc tập trung vào bàn giao vốn chủ sở hữu trong cảng thay vì nới lỏng các điều khoản.
- Mặc dù được xoá nợ khoảng 1 tỷ USD nhờ vào dự án cảng, Sri Lanka hiện đang nợ Trung Quốc nhiều hơn bao giờ hết, vì vẫn còn các khoản vay khác với lãi suất cao hơn nhiều so với các nhà cho vay quốc tế khác.
Đường cao tốc mở rộng tới Cảng Hambantota. Các nhà phân tích Trung Quốc đã không từ bỏ quan điểm rằng cảng có thể thu được lợi nhuận. (Ảnh: Adam Dean/ The New York Times)
Ước tính của Bộ Tài chính Sri Lanka đã vẽ lên một bức tranh ảm đạm: Năm nay, chính phủ dự kiến tạo ra 14,8 tỷ USD doanh thu, nhưng nợ thì phải trả theo lịch trình của nó, cho một loạt các nhà cho vay trên toàn thế giới, lên tới 12,3 tỷ USD.
Ông Brahma Chellaney, nhà phân tích, người cố vấn cho chính phủ Ấn Độ, và là hội viên Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Ấn Độ tại New Delhi cho biết: “John Adams đã nói rằng cách bỉ ổi để chinh phục một quốc gia là bằng thanh kiếm hoặc nợ nần. Trung Quốc đã chọn cách sau”, tờ The New York Times trích dẫn.
Giới chức Ấn Độ lo ngại rằng chính phủ Trung Quốc có thể lợi dụng giai đoạn khủng hoảng của Sri Lanka, sử dụng chiêu thức xoá nợ để đổi lấy quyền tự do huy động quân sự ở cảng Hambantota. Theo thỏa thuận hiện tại, các hoạt động quân sự của Trung Quốc cần phải có sự cho phép của Sri Lanka.
“Cách duy nhất để biện minh cho mục đích đầu tư vào Hambantota là từ quan điểm an ninh quốc gia – Trung Quốc sẽ mang Quân đội giải phóng Nhân dân vào”, ông Shivshankar Menon, cựu Bộ trưởng ngoại giao và là Cố vấn An ninh quốc gia Ấn Độ nhận định.
Nguồn: Triệu Hằng
DKN.tv