Giá bán thuốc generic tại Trung Quốc cao hơn Mỹ khoảng 55%, theo báo cáo của Credit Suisse Group AG.
Cụ thể, Docetaxel, một loại thuốc hóa trị liệu bán tại Trung Quốc giá cao hơn gấp 3 lần so với Mỹ. Trong khi đó, doanh thu của hãng dược phẩm Shijiazhuang Pharma sẽ giảm 5% nếu giá bán thuốc ngang bằng một số công ty dược ở Mỹ.
Giá bán của thuốc generic tại Trung Quốc cao hơn Mỹ khoảng 55%. Ảnh: EPA.
Chi phí y tế đắt đỏ trở thành một vấn đề xã hội to lớn, được thảo luận tại cuộc họp thường niên của Thủ tướng Lý Khắc Cường vào tháng 3 năm nay.
Nhiều năm liền, các hãng dược lớn nhất Trung Quốc đã bán thuốc generic giá rẻ với lãi suất 80-90% mà không nghĩ đến quyền lợi của người tiêu dùng. Hơn nữa, nhiều sản phẩm không hề hiệu quả. Trong số hơn 4.000 loại thuốc generic đang chờ phê duyệt của chính phủ, chỉ 40 loại thực sự công hiệu.
Giá thành đắt đó khiến nhiều bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối càng thêm tuyệt vọng.
Zhang Muffun, một người đàn ông có mẹ mắc ung thư phổi đã tìm mua các thành phần thô để tự điều chế thuốc ung thư.
Zhang chưa từng học y và không có kinh nghiệm điều chế thuốc. Tuy nhiên, giá thành cho các phác đồ điều trị quá cao, đây là tất cả những gì anh có thể làm để xoay xở trong tình cảnh ngặt nghèo.
Anh biết điều này chứa nhiều rủi ro. Loại thuốc tự chế của Zhang không được các cơ quan quản lý của Trung Quốc hoặc Mỹ chấp thuận. Anh mua thành phần thuốc trên mạng, không biết người bán là ai hay dược liệu có hiệu quả tin cậy đến đâu.
“Chúng tôi không kén chọn. Chúng tôi còn chẳng được quyền lựa chọn. Chỉ mong người bán hàng có chút lương tâm”, Zhang chia sẻ.
Zhang Muffun đang tự điều chế thuốc ung thư cho mẹ mình. Ảnh: New York Times
Người già tại Trung Quốc bị ảnh hưởng nhiều bởi các căn bệnh chết người như ung thư và tiểu đường, tuy nhiên lại không thể mua được thuốc phù hợp.
Hệ thống bảo hiểm thô sơ của đất nước không chi trả cho các phương pháp điều trị đắt tiền trong khi giá thuốc ngày càng tăng. Bảo hiểm thường phụ thuộc vào khu vực sinh sống, người dân vùng nông thông không thể sử dụng một số loại thuốc cụ thể. Bệnh tật trở thành lý do khiến nhiều gia đình Trung Quốc rơi vào tình cảnh khốn đốn.
Để xoay xở, nhiều bệnh nhân hoặc người thân của họ chấp nhận vi phạm pháp luật để có thể điều trị ung thư với giá cả phải chăng. Họ tìm kiếm các loại thuốc bán lậu từ Internet hoặc thông qua thương lái chợ đen. Lợi dụng nhu cầu đó, các thị trường trái phép trực tuyến mọc lên như nấm, chứa đầy dược phẩm chưa qua kiểm duyệt. Đại lý bán thuốc bắt đầu mở hiệu thuốc “ngầm”.
Poster bộ phim ‘Dying to survive’. Ảnh: SCMP
Thực tế đau lòng này được phản ánh trong bộ phim ‘Dying to Survive’, dựa trên câu chuyện có thật về một bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu ở Trung Quốc. Người này đã buôn lậu loại thuốc chữa ung thư từ Ấn Độ để tự cứu lấy bản thân mình và nhiều người khác. ‘Dying to Survive’ phản ánh nỗi đau mà nhiều gia đình gặp phải khi có người thân mắc bệnh ung thư và không đủ tiền chi trả.
Bộ phim đã thúc đẩy nước này đưa 70 loại tân dược, chủ yếu là thuốc chữa ung thư và chống nhiễm khuẩn vào danh sách trợ giá. Động thái này khiến nhiều loại thuốc giảm giá tới một nửa. Nhiều người gọi giảm giá thuốc là “cuộc chiến” tại thị trường đại lục.
Nguồn: SOHA.vn