Các thông tin ông Joe Biden mang chiếc giày tập đi để che giấu chiếc vòng theo dõi điện tử ở cổ chân đã được xác minh là không đúng sự thật.

42 1 Thuyet Am Muu Quanh Viec Ong Biden Nut Xuong Ban Chan

Sau thông tin về việc Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden bị nứt xương bàn chân phải, một số người dùng mạng xã hội đã đưa ra thuyết âm mưu rằng ông Biden đang bị theo dõi, hãng tin Reuters cho hay.

Ngày 1-12, ông Biden nhiều lần bị bắt gặp tại TP Wilmington, bang Delaware (Mỹ) với một chiếc giày tập đi ở chân phải, song có vẻ như ông không gặp khó khăn khi di chuyển.

Một số người dùng Facebook chia sẻ các đoạn video ghi lại cảnh trên với nội dung rằng ông Biden chỉ đang dùng chiếc giày để che đậy một vòng theo dõi điện tử gắn ở cổ chân.

Ngày 4-12, Reuters đã đăng một bài xác minh sự kiện và kết luận rằng thông tin trên không đúng sự thật. Mạng xã hội Facebook cũng đánh dấu một bài đăng liên quan là “thông tin sai sự thật”.

Video cảnh Joe Biden bước ra từ văn phòng nhóm chuyển tiếp quyền lực (tại TP TP Wilmington, bang Delaware) với chiếc giày tập đi. Nguồn: C-SPAN

Những người đưa ra thuyết âm mưu này được cho là có liên hệ với nhóm QAnon – một nhóm thuyết âm mưu cánh hữu với phần lớn thành viên là người ủng hộ nhiệt thành đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Nhóm QAnon tin rằng ông Trump đang theo đuổi một cuộc chiến bí mật chống lại tầng lớp “nhà nước ngầm” (deep state). Nhóm này nói rằng họ biết được điều này từ thông tin được mã hóa từ nhiều tài khoản trực tuyến ẩn danh.

Những người này cho rằng ông Biden đã bị bắt nhưng không thể bị giam giữ nên mới bị theo dõi như vậy. Do đó, thông tin rằng ông Biden bị nứt xương bàn chân khi chơi đùa với chú chó cưng Major chỉ là lời giải thích ngụy tạo cho chiếc giày bất thường. Tuy nhiên, tất cả đều không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào.

Trước khi có thuyết ông mưu về ông Biden, nhóm QAnon cũng tung thông tin tương tự với đối tượng là cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và hai người dẫn chương trình nổi tiếng tại Mỹ là bà Oprah Winfrey và bà Ellen DeGeneres. Trong các trường hợp trên, Reuters đều đăng bài giải thích lại.

Video bị Facebook dán nhãn tin giả là một bài chia sẻ lại đoạn video của đài C-SPAN (Mỹ) với nội dung: “Vâng, chính là nó. Chiếc vòng theo dõi ở cổ chân”. Trong đoạn video này, ông Biden di chuyển từ một chiếc ô tô.

Dù vậy, lời cảnh báo của Facebook chỉ hiện lên khi người dùng muốn mở video (dù cho đó là hình ảnh thật chứ không phải cắt ghép). Sau đó, người dùng vẫn có thể lựa chọn xem video hay không.

Tới 5 giờ chiều 5-12 (giờ Việt Nam), bài đăng này đã có được hơn 2.800 lượt chia sẻ.

Ngày 28-11, giới truyền thông đưa những tin thông tin đầu tiên về việc ông Biden bị nứt xương bàn chân. Ban đầu, ông bị cho là bị trật mắt cá, song hình ảnh chụp cắt lớp (CT) cho thấy một số vết nứt nhỏ ở phần xương giữa bàn chân.

Một ngày sau, đội ngũ tranh cử của ông Biden và bác sĩ riêng Kevin O’Connor xác nhận thông tin này.

Bác sĩ O’Connor cho biết ông Biden có vẻ phải “mang giày tập đi trong vài tuần”.

Fox News, CNN xung đột vì chuyện ông Biden nứt xương bàn chân(PLO)- Fox News chỉ trích CNN “làm quá” khi nhân chuyện ông Biden công khai chấn thương để tán dương độ minh bạch của đội ngũ ông.

Nguồn: PLO.VN

 




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC