Bỏ qua cơ hội trốn thoát khi mở cửa, Neerja Bhanot đã chọn ở lại để giúp đỡ các hành khách dưới sự uy hiếp của những tên khủng bố.

Ngày 5/9/1986, một vụ không tặc đã xảy ra tại sân bay quốc tế Jinnah, thành phố Karachi, Pakistan. Bốn kẻ khủng bố Palestine có vũ trang đã kiểm soát chiếc máy bay mang số hiệu 73 của Pan Am, đến từ Mumbai khi vừa hạ cánh. Trên máy bay lúc này có 365 hành khách, 16 thành viên phi hành đoàn. Trong đó gồm cả Neerja Bahnot, nữ tiếp viên dũng cảm đã ở lại đến phút cuối cùng để tìm cách cứu thoát mọi người.

42 1 Tiep Vien Hy Sinh Mang Song Cuu Hon 300 Hanh Khach

Sinh ngày 7/9/1963 tại thành phố Chandigarh, Ấn Độ, Neerja sống cùng cha mẹ và 2 người anh trai. Sau khi gia đình chuyển tới Mumbai, cô học đại học và bắt đầu sự nghiệp người mẫu.

Vào năm 21 tuổi, sau khi kết thúc cuộc hôn nhân không hạnh phúc với một doanh nhân, Neerja bắt đầu công việc tiếp viên hàng không ở hãng Pan American Airways (Pan Am), trên đường bay từ Frankfurt, Đức đến nhiều nơi ở Ấn Độ. Sau khi được nhận, cô được gửi tới Mỹ để tập huấn và làm cả nhà bất ngờ khi quay về với vị trí tiếp viên trưởng.

42 2 Tiep Vien Hy Sinh Mang Song Cuu Hon 300 Hanh Khach

Tháng 3/1985, khi 21 tuổi, cô kết hôn. Đó cũng là những tháng ngày tồi tệ nhất cuộc đời cô. Cô bị bỏ đói và sút 5kg trong hai tháng. Khi muốn gọi điện về nhà, cô thậm chí còn phải vay tiền chồng. Ảnh: India Times.

Trong buổi tối diễn ra vụ khủng bố, những tên không tặc thuộc tổ chức Abu Nidal đã đóng giả thành nhân viên bảo vệ, mang theo súng và lựu đạn. Sau 40 phút từ khi máy bay hạ cánh, chúng đã hoàn toàn nắm quyền kiểm soát. Lúc này, các phi công đã kịp thời thoát ra ngoài theo một đường hầm bí mật ở buồng lái.

Khi nhận được thông tin phi công trốn thoát, nhóm khủng bố đàm phán với hãng bay để đổi một hành khách lấy phi công mới. Tuy nhiên, sau 15 phút chờ đợi, chúng đã bắn chết con tin vì mất kiên nhẫn. Lúc này, chúng yêu cầu Neerja thu toàn bộ hộ chiếu của khách.

Tin chắc rằng không tặc sẽ chọn con tin tiếp theo là người Mỹ, Neerja cùng phi hành đoàn giấu một số hộ chiếu Mỹ dưới ghế, một số ném vào ống thải. Khi có hộ chiếu, nhóm khủng bố bắt giữ một con tin khác tên Michael John Thexton, một công dân Anh. Tuy nhiên, cuộc đàm phán với hãng Pan Am vẫn đi vào bế tắc, hãng bay từ chối gửi phi công đến.

Lúc này, Neerja đã xé một tờ hướng dẫn cách mở cửa thoát hiểm và cách trượt xuống máng trượt. Cô giấu tờ giấy trong một cuốn tạp chí, rồi bí mật đưa cho hành khách.

42 3 Tiep Vien Hy Sinh Mang Song Cuu Hon 300 Hanh Khach

Neerja (ngoài cùng bên phải hàng trên cùng) chụp cùng phi hành đoàn trên chuyến bay định mệnh. Ảnh: India Times.

Khoảng 21h, máy bay tắt hết đèn do động cơ phụ ngừng hoạt động (động cơ này cung cấp năng lượng kích hoạt động cơ chính, cấp điện cho các thiết bị trong khoang chở khách như điều hòa, chiếu sáng… khi máy bay đỗ ở mặt đất). Những tên không tặc đã đánh bom tự sát, nhằm giết chết mọi hành khách. Tuy vậy, do trời tối, chúng chỉ tạo được một vụ nổ nhỏ.

Khi những tên khủng bố bắt đầu xả súng liên tục, Neerja nhanh trí mở một cửa thoát hiểm để hành khách thoát ra ngoài. Hai cánh cửa khác cũng được mở bởi tiếp viên khác và hành khách, người đã nhận được hướng dẫn từ Neerja. Neerja có thể trốn thoát khi mở cánh cửa, tuy nhiên cô đã chọn ở lại để giúp đỡ mọi người. Bị trúng đạn khi đang cố gắng che chắn cho ba hành khách nhí, Neerja đã qua đời trước sinh nhật 23 tuổi chỉ 2 ngày.

“Con gái tôi đã có thể sống sót nếu bỏ trốn. Tuy nhiên, con bé tin rằng mình sẽ là người thoát ra cuối cùng vì gánh trên vai nhiệm vụ của một tiếp viên trưởng”, ông Bahnot, cha của Neerja kể lại sau khi có cuộc nói chuyện với các nhân chứng.

Có tổng cộng 22 người thiệt mạng, 150 bị thương trong cuộc khủng bố. Sau một tuần lẩn trốn, những tên không tặc đã bị bắt giữ và kết án chung thân. Một trong ba đứa trẻ được cô cứu sống năm đó đã trở thành cơ trưởng của hãng hàng không lớn. Nữ phi công cho biết Neerja chính là “nguồn cảm hứng” để theo đuổi công việc.

42 4 Tiep Vien Hy Sinh Mang Song Cuu Hon 300 Hanh Khach

Một cảnh trong bộ phim Neerja, nữ chính thủ vai là Sonam Kapoor. Ảnh: YouTube.

Sự hy sinh dũng cảm của Neerja Bhanot, đã được chính quyền tôn vinh. Cô được trao tặng giải thưởng Ashoka Chakra – huân chương quân sự thời bình cao nhất tại Ấn Độ năm 1986. Cô cũng được nhận sự vinh danh từ chính quyền Pakistan và Mỹ năm 2004, vì sự dũng cảm của mình.

Tài sản của Neerja để lại được gia đình thành lập một quỹ phi lợi nhuận, mỗi năm trao hai giải thưởng. Một giải dành cho những phi hành đoàn có hành động dũng cảm, giải còn lại cho những người phụ nữ dám đứng lên chống lại bất công xã hội và giúp đỡ phụ nữ gặp khó khăn. Giải thưởng bao gồm một khoản tiền trị giá 2.100 USD, một chiếc cúp và một tờ giấy chứng nhận.

Neerja cũng trở thành nguồn cảm hứng cho bộ phim cùng tên của Bollywood, kể về cuộc đời cô. Diễn viên thủ vai Neeja, Sonam Kapoor đã đích thân tới gặp mẹ của tiếp viên quá cố, Rama, trước khi bà qua đời vào năm 2015 để tìm hiểu kỹ hơn về nhân vật của mình.

“Trong 23 năm cuộc đời, con bé đã sống 22 năm và 10 tháng dưới ánh nắng mặt trời”, cha cô, nhà báo của tờ Hindustan Times, đã viết về con gái trước khi ông qua đời năm 2008.

Anh Minh (Theo Next Shark)

Nguồn: VnExpress




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC