Qua nghiên cứu của các chuyên gia và sức khỏe của các bệnh nhân đã được ghép, hiệu quả hoạt động của quả tim này rất tốt.
Để giải quyết vấn đề thiếu hụt tim ghép cho bệnh nhân,
Tim nhân tạo của Carmat có cảm biến xác định huyết áp và thuật toán sẽ kiểm soát lưu lượng máu theo thời gian thực. Các bộ phận tiếp xúc với máu bệnh nhân được làm bằng vật liệu tương thích với cơ thể nhằm giảm nguy cơ phản ứng tiêu cực. Sau khi được ghép, thiết bị này không cần bảo trì.
Theo Tổng giám đốc điều hành Carmat, ông Stephane Piat cho biết, trái tim này hoạt động như tim người nên nếu bệnh nhân đi bộ, lưu lượng máu sẽ tăng lên và nếu bệnh nhân nghỉ ngơi, lưu lượng máu sẽ ổn định và giảm xuống.
Tới nay, 19 bệnh nhân đã được ghép tim nhân tạo trong các cuộc thử nghiệm. Vào tháng 12/2020, công ty Carmat đã được phép bán sản phẩm ở Liên minh châu Âu.
Cuối năm nay, Công ty Carmat dự kiến sản xuất 20 quả tim để bán cho các bệnh viện với giá 190.000 USD (khoảng 4 tỷ đồng). Được biết, tim nhân tạo phù hợp với phần lớn nam giới do kích thước hiện tại quá to so với đa số phụ nữ.
Nguồn:doanhnghiepvn.vn