Sau khi ký thông qua dự luật viện trợ nước ngoài, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 24/4 tuyên bố:
"Gói ngân sách này cung cấp sự hỗ trợ quan trọng cho các đối tác của Mỹ để họ có thể tự bảo vệ mình khỏi các mối đe dọa đối với chủ quyền. Chúng tôi cam kết các chuyến hàng viện trợ cho Ukraine sẽ bắt đầu khởi hành trong vài giờ tới".
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AP
Theo dự luật, Washington sẽ chi 60,84 tỷ USD cho các vấn đề liên quan xung đột ở Ukraine, bao gồm 23 tỷ USD để bổ sung vũ khí, kho dự trữ và cơ sở vật chất của Mỹ; chi 26 tỷ USD cho Israel, bao gồm 9,1 tỷ USD cho các nhu cầu nhân đạo; cũng như chi 8,12 tỷ USD cho Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Trong gói viện trợ cho Ukraine, khoảng 23 tỷ USD sẽ được Mỹ sử dụng để bổ sung kho dự trữ vũ khí, tạo điều kiện để tiếp tục chuyển các khí tài cho Ukraine;
- 14 tỷ USD dành cho Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine, cho phép Lầu Năm Góc trực tiếp mua vũ khí từ các nhà thầu để chuyển cho Ukraine;
- 11 tỷ USD dành để tài trợ cho hoạt động quân sự hiện tại của Mỹ trong khu vực;
- Khoảng 8 tỷ USD dành cho hỗ trợ phi quân sự, giúp chính phủ Ukraine duy trì các hoạt động cơ bản như trả lương và lương hưu.
“Gói này thực sự là một khoản đầu tư không chỉ cho an ninh của Ukraine mà còn cho an ninh của châu Âu và an ninh của chính chúng ta”, ông Biden nói.
“Nó mang lại sự hỗ trợ quan trọng cho các đối tác của Mỹ để họ có thể tự bảo vệ mình khỏi các mối đe dọa đối với chủ quyền của mình”, ông Biden nhận xét trong bài phát biểu tại Nhà Trắng. “Tôi đảm bảo rằng chuyến hàng sẽ bắt đầu ngay trong vài giờ tới.”
Biden ca ngợi quân đội Ukraine , nói rằng "Họ là một lực lượng chiến đấu có ý chí và kỹ năng để giành chiến thắng". Ông cũng chỉ trích "Đảng Cộng hòa MAGA" ủng hộ Trump vì cản trở viện trợ, ám chỉ khẩu hiệu chiến dịch "Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại" của Trump.
Chi tiết dự luật viện trợ của Mỹ cho Ukraine
Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật vào tối 20/4 sau nhiều cuộc thảo luận sôi nổi. Dự luật này phân bổ hơn 60 tỷ USD hỗ trợ cho Ukraine.
Trước đó, vào ngày 13/2, Thượng viện đã thông qua dự luật tương tự đề xuất viện trợ tổng cộng 95 tỷ USD cho Ukraine, Israel và Đài Loan, trong đó 61,4 tỷ USD được chỉ định cho Ukraine. Tuy nhiên, dự luật được Hạ viện thông qua đã giảm nhẹ tổng số viện trợ cho Ukraine xuống còn 60,8 tỷ USD.
Một đặc điểm chính của dự luật là điều khoản của Biden về khả năng chuyển giao các hệ thống tên lửa chiến thuật tầm xa (ATACMS) cho Kyiv, với điều kiện là nó không gây nguy hiểm cho lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ.
Đại sứ Ukraine tại Mỹ, Oksana Markarova, chỉ ra rằng Mỹ có thể nhanh chóng bắt đầu cung cấp vũ khí cho Ukraine sau khi ban hành dự luật viện trợ.
Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mark Warner ngày 21/4 thông báo rằng Mỹ sẵn sàng gửi một gói viện trợ mới cho Ukraine vào cuối tuần, trong đó sẽ bao gồm tên lửa ATACMS.
Dự luật hiện bao gồm gần 61 tỷ USD viện trợ cho Ukraine, đã được Thượng viện Mỹ thông qua vào ngày 24/4.
Nguồn: Reuters