Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang đe dọa Nga bằng các biện pháp trừng p hạt trong trường hợp Moscow xảy ra xung đột quân sự với Ukraine. Các lệnh trừng p hạt có thể liên quan đến việc xuất khẩu dầu, khí đốt tự nhiên và nguyên liệu thô của Nga.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng các biện pháp trừng p hạt như vậy sẽ ảnh hưởng tới châu Âu khi làm mất đi nguồn cung khí đốt tự nhiên và các mặt hàng khác của lục địa này. Trong bối cảnh giá khí đốt vẫn tăng cao, nguồn dữ trự khí đốt ở mức thấp nhất trong năm và mùa đông sẽ còn kéo dài nhiều tuần nữa, châu Âu có thể phải tìm kiếm các nhà cung cấp khí đốt thay thế.
Châu Âu cần tìm nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên thay thế trong trường hợp Nga phải chịu lệnh trừng p hạt. Ảnh: Gazprom
Điều gì ngăn nguồn cung khí đốt của Nga sang châu Âu?
Mỹ đã cảnh báo các doanh nghiệp Nga, công ty năng lượng và cả Tổng thống Vladimir Putin bằng các biện pháp trừng ph ạt nếu Nga có động thái t ấn c ông Ukraine. Chính quyền Tổng thống Biden cũng đã gây áp lực buộc các đối tác EU phải ngăn chặn việc chứng nhận dự án đường ống Dòng chảy phương Bắc 2.
Nga đã không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào liên quan đến việc ngừng cung cấp khí đốt tới châu Âu. Trong những tháng gần đây, các dòng khí đốt của Nga đã bị thu hẹp khiến một số nhà phân tích phương Tây cho rằng Moscow có thể dử dụng khí đốt để làm đòn bẩy nhằm đáp trả các lệnh trừng ph ạt.
Theo RT, kịch bản Nga sẽ cắt nguồn cung khí đốt tới châu Âu rất khó xảy ra, trừ khi các lệnh trừng phạ t mới nhắm vào khả năng thanh toán hàng hóa xuất khẩu của Moscow.
Châu Âu vẫn là thị trường tiềm năng nhất đối với khí đốt của Nga. Vào năm 2020, Nga đã cung cấp 175 tỷ m3 khí đốt cho châu Âu, nhiều hơn so với thị trường lớn thứ hai của Moscow là châu Á – Thái Bình Dương. Nga sẽ không mạo hiểm đặt nguồn thu chính của mình đứng trước rủi ro.
Các dòng khí đốt từ Nga sang châu Âu không hề bị gián đoạn ngay cả trong thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh. Trên thực tế, trong lịch sử, nguồn cung năng lượng của Nga chỉ dừng lại một lần khi Đức tấ n c ông Liên Xô trong Thế chiến thứ hai. Tuy nhiên, nguồn cung khí đốt từ Nga có thể bị ngừng lại bởi các lệnh trừng p hạt từ phương Tây, chẳng hạn như nếu Moscow bị loại khỏi Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT).
Tầm quan trọng của SWIFT đối với Nga
SWIFT là nhà cung cấp toàn cầu chính về thanh toán an toàn và chuyển khoản ngân hàng. SWIFT được coi như một “thẻ tín dụng” cho cá nhân và quốc gia. Nếu không có SWIFT, hầu hết các quốc gia sử dụng mạng thanh toán không thể thanh toán cho các nguồn cung năng lượng của Nga và nước này sẽ không có cách nào để nhận được tiền.
Điều này sẽ giáng một đòn mạnh vào toàn bộ nền kinh tế toàn cầu và khiến các giao dịch lớn với Nga hầu như không thể thực hiện được. Tuy nhiên, việc loại Nga khỏi SWIFT sẽ không chỉ gây tổn hại cho Moscow mà cả châu Âu và các nước khác bởi điều này sẽ cắt phương Tây khỏi nguồn cung năng lượng của Nga.
Cuộc chiến khí đốt giữa Nga và châu Âu
Mặc dù châu Âu là nguồn thu chính của Nga trong việc cung cấp khí đốt, nhưng Moscow sẽ không bị ảnh hưởng nặng nề nếu không có châu Âu. Nga có thể tìm thấy những bên mua khí đốt khác ở châu Á.
Tính đến tháng 11/2021, các chuyến hàng thông qua đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Trung Quốc, Sức mạnh Siberia (Power of Siberia), đã vượt quá 13 tỷ m3, gấp 3 lần khối lượng vào năm 2020. Nhật Bản và Hàn Quốc cũng mua một lượng đáng kể khí tự nhiên hóa lỏng của Nga từ Bắc Cực. Trong tương lai, Ấn Độ có thể trở thành một thị trường tiềm năng sử dụng khí đốt của Nga.
Lắp đặt một đường ống dẫn khí đốt của Nga. Ảnh: AP
Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), EU nhập khẩu hơn một nửa nhu cầu năng lượng (chiếm 61%). Nga là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên chính của EU, chiếm hơn 46% lượng khí đốt nhập khẩu tính đến nửa đầu năm 2021. Phần lớn khí đốt được vận chuyển qua đường ống khí đốt Yamal – châu Âu, nối EU với các mỏ khí đốt của Nga qua Ukraine.
Nếu Nga khóa đường ống này do các lệnh trừng ph ạt hoặc dòng khí đốt bị gián đoạn do một số thiệt hại về cơ sở hạ tầng trong trường hợp xảy ra xung đột ở Ukraine, châu Âu sẽ mất phần lớn nguồn cung khí đốt, thậm chí là không thể thay thế trong thời gian ngắn. Điều này sẽ đẩy giá khí đốt, vốn đã tăng gần gấp đôi vào năm 2021, lên mức cao kỷ lục mới.
Giải pháp thay thế cho châu Âu
Theo Eurostat, bên cạnh Nga, EU còn nhập khẩu khí đốt từ Na Uy (20,5%), Algeria (11.6%), Mỹ (6,3%) và Qatar (4,3%), cùng một số quốc gia khác có tổng khoảng 10%.
Tuy nhiên, Na Uy đã không thể đáp ứng nhu cầu khí đốt của EU trong suốt năm 2021 do các mỏ ở Biển Bắc đang được bảo trì sau sự chậm trễ do đại dịch Covid-19. Ngoài ra, các nhà cung cấp khác có thị phần quá nhỏ trong thị trường khí đốt châu Âu.
Mỹ được cho là đã đàm phán với Qatar về khả năng tăng các lô hàng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Âu, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Bloomberg dẫn lời các chuyên gia cho biết, Qatar đã sản xuất hết công suất và hầu hết hàng hóa của họ được gửi đến châu Á theo các hợp đồng dài hạn và họ khó có thể phá vỡ vì lo ngại mất đi thị trường có giá trị. Ngay cả khi Mỹ tìm cách thúc đẩy cung cấp LNG tới châu Âu, giá năng lượng vẫn sẽ tăng vọt vì LNG của Mỹ đắt hơn khí tự nhiên của Nga.
Theo một nguồn tin, Algeria có thể có năng lực sản xuất và đường ống dự phòng để tăng nguồn cung cho châu Âu nếu được kêu gọi.
Nguồn tin này cho biết thêm, nguồn cung này có thể được vận chuyển dưới dạng LNG hoặc thông qua các đường ống trực tiếp của Algeria đến Tây Ban Nha và Italy. Tuy nhiên, không có báo cáo chính thức nào về vấn đề này được đưa ra, trong khi đó đường ống chính từ Algeria tới châu Âu qua Morocco đã bị đóng vào năm 2021.
Châu Âu có một số nguồn năng lượng thay thế, nhưng không có nguồn cung nào trong số đó có thể thay thế cho khí đốt tự nhiên.
Việc EU quyết định chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng phụ thuộc vào thời tiết như gió và năng lượng mặt trời thay vì nhiên liệu hóa thạch đã một phần dẫn đến cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay. Giá than cũng tăng vọt khi châu Âu, Trung Quốc và các nước khác đang tìm các giải pháp thay thế cho khí đốt trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trong những tháng gần đây.
Cuối cùng, châu Âu (ngoại trừ Pháp) đã đóng cửa một nguồn năng lượng quan trọng khác là các nhà máy điện hạt nhân khi họ đang thúc đẩy loại bỏ dần năng lượng nguyên tử sau sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima năm 2011.
Mai Trang
Nguồn: VOV.VN (biên dịch)