Zara, mới chỉ 13 tuổi, chỉ là một trong rất nhiều cô gái bị bắt phải kết hôn ở Lebanon. Zara nói rằng kết hôn ở tuổi 13 là điều mong muốn bởi nếu quá tuổi này, mọi người sẽ bắt đầu bàn tán.
Hơn 1 nghìn cô dâu trẻ con ở Đức trong tổng số 1,2 triệu người di cư tới nước này trong những năm qua đã tăng lên đột biến.
Các nhóm nữ quyền ở đây đã lên tiếng kêu gọi chính phủ ban hành luật cấm các cuộc hôn nhân mà các cô gái chưa được 18 tuổi.
Tờ "The Sunday Times" đưa tin hệ thống tòa án Đức đã được thắt chặt khi các cô gái, trong đó nhiều người mới chỉ 13 tuổi và đã kết hôn với người đàn ông gấp đôi tuổi mình, tị nạn sang nước này.
Nhiều trường hợp các cô gái trẻ, hầu hết trong số họ là người Hồi giáo chạy trốn khỏi cuộc chiến ở Syria, đã đồng ý với các cuộc hôn nhân để thoát khỏi tình trạng nghèo khổ ở Thổ Nhĩ Kỳ hay ở khu vực Trung Đông và nạn tấn công tình dục khi bị ép làm lao động trẻ em.
Tảo hôn chỉ là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà vấn đề người tị nạn ở Đức đang phải đối mặt sau khi thực hiện chính sách mở cửa cho người tị nạn từ Syria.
Theo ước tính, có rất nhiều cô dâu ở độ tuổi dưới 16 tuổi.
Ở Bavaria, theo số liệu chính thức, có 160 cô dâu dưới 16 tuổi, và 550 cô dâu ở độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi. Độ tuổi để kết hôn hợp pháp ở Đức là 16 tuổi, nhưng phải có sự cho phép của cha mẹ cũng như sự chấp thuận của tòa án.
Trong tháng 6, một tòa án ở Bamberg ở Bayern đã chấp nhận cuộc hôn nhân của một người đàn ông Syria 21 tuổi với em họ 14 tuổi.
An sinh xã hội ban đầu đã ngăn cản cuộc hôn nhân này, tuy nhiên, cặp đôi cuối cùng vẫn được tòa chấp thuận.
Tòa án cho hay cuộc hôn nhân này là hợp pháp bởi vì nó được thực hiện theo quy định của pháp luật Syria.
Tuy nhiên, dưới luật của Đức thì trẻ em dưới 16 tuổi phải có người giám hộ hợp pháp, nên tòa án sẽ cho người người chồng trở thánh người giám hộ.
Zara, mới chỉ 13 tuổi, chỉ là một trong rất nhiều cô gái bị bắt phải kết hôn ở Lebanon.
Không chỉ cảm thấy nhục vì là một người tị nạn, cô bé còn có cảm giác này khi bị những người quản đốc đối xử vì là một lao động trẻ em.
Theo IB Times, Zara chấp nhận kết hôn khi còn nhỏ tuổi để tự thoát khỏi cuộc sống của một lao động nặng nhọc và bị trả lương thấp.
"Họ sẽ la hét và bắt nạt cháu. Họ sẽ hét toáng lên rằng chất lượng công việc của chúng cháu không đạt yêu cầu, liên tục hỏi chúng cháu rằng 'Tại sao lại đứng đó, tại sao lại đi vệ sinh'", cô bé kể lại.
Không được nhận trợ cấp của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), Zara phải làm việc tại các nhà máy. Zara cùng một nhóm bé gái được tập hợp và đưa lên xe tải đến Baalbek. Tại đây, các em làm việc trong trang trại và được trả 4 USD/ngày.
Khi được hỏi về lý do kết hôn với người họ hàng xa Hassan, 21 tuổi, Zara nói về danh dự và việc mình cần phải lớn lên. Cô bé thậm chí còn nói rằng kết hôn ở tuổi 13 là điều mong muốn bởi nếu quá tuổi này, mọi người sẽ bắt đầu bàn tán.
Tuy nhiên, nếu vẫn còn ở Syria, Zara sẽ không kết hôn mà có thể đi học đại học và không bỏ dở giữa chừng. Khi đính hôn với Hassan, Zara cũng không phải đi làm.
Dù nói rằng mình hạnh phúc và yêu thương nhau, cặp đôi vẫn phải đối mặt với cuộc sống khó khăn phía trước.
Không được nhận hỗ trợ và mất khả năng lao động sau ca phẫu thuật, Hassan và vợ chỉ có thể nhận tiền trợ giúp từ gia đình. Các tiện nghi sinh hoạt, nước và điều kiện vệ sinh trong khu định cư tạm thời do tổ chức World Vision cung cấp.
Không xa lều của Zara và Hassan là nơi ở của Aruba. Người phụ nữ 32 tuổi cho biết cô cũng từng kết hôn khi mới 15 tuổi và và lo sợ rằng con gái Fatima cũng sẽ có số phận giống mẹ.
"Tôi muốn con gái đưa ra quyết định riêng, sống cuộc sống của một bé gái thật sự và có tương lai tươi sáng hơn", Aruba tâm sự.
Tuy nhiên, cô lo sợ hoàn cảnh hiện tại có thể khiến mọi việc không như mong muốn. Gia đình Aruba chịu gánh nặng nợ nần. 4 trong số 7 người con của cô làm việc trong các nhà máy hoặc bán hàng rong trên đường phố để sống tạm bợ qua ngày.
Người mẹ chia sẻ rằng nếu có người đàn ông tốt nào đó đến với con gái, áp lực và gánh nặng với cô sẽ được giảm bớt. Người đó sẽ lo cho Fatima đồ ăn, nơi ở và các khoản chi tiêu khác.
"Nhiều người tị nạn Syria ở Lebanon đã ở đây trong nhiều năm và đang đối mặt với khó khăn tài chính thực sự. Số tiền tiết kiệm đều đã hết và các khoản nợ đang ngày một chồng chất. Điều kiện tài chính khó khăn buộc cha mẹ phải đưa ra các lựa chọn mà họ không mong muốn", Mona Daoud, thành viên của tổ chức World Vision tại Lebanon, cho hay.
Theo Mona, các gia đình cảm thấy rằng việc sắp xếp hôn nhân cho con là cách duy nhất để đảm bảo cho con cái sống sót.
The Sunday Times