Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ cho áp đặt lá chắn thuế lên giá năng lượng nhằm kiểm soát tác động của giá năng lượng tăng cao. Dự báo chính sách sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2023.

Lá chắn thuế sẽ là trọng điểm của gói viện trợ khổng lồ trị giá 200 tỷ euro do Đức công bố vào cuối tháng 9 - một công bố gây mất đoàn kết nội bộ trên toàn EU. Theo phần trình bày của các chuyên gia vào hôm 10/10, Chính phủ Đức sẽ cho trợ giá đến 80% chi phí tiêu dùng năng lượng của các hộ gia đình trong giai đoạn từ tháng 3/2023 cho đến tháng 4/2024. Với phần còn lại, người tiêu dùng sẽ phải tự chi trả theo giá thị trường.

Đối với các công ty lớn, hạn ngạch trợ cấp (7 euro/kWh) sẽ chỉ áp dụng cho 70% nhu cầu tiêu thụ trung bình.

Theo ông Michael Vassiliadis - Chủ tịch Liên đoàn Hóa học IG Bergbau, Chemie, Energie cho biết: “Gói viện trợ mới không phải là công cụ chống lại châu Âu, mà là cho nước Đức và người Đức đang sống tại châu Âu. Ngoài ra, các chuyên gia cũng đề xuất Chính phủ Đức chi 5 tỷ euro để chiết khấu trực tiếp vào hóa đơn khí đốt và máy sưởi của các hộ gia đình và doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn từ nay cho đến khi triển khai lá chắn thuế quan (dự tính vào tháng 12 do độ phức tạp của chính sách)".

1 Duc Ap Dat La Chan Thue Len Gia Nang Luong

Nước Đức - nền kinh tế lớn nhất toàn châu Âu, đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng năng lượng diễn ra trên quy mô châu lục. Hơn nữa, Đức vẫn còn phụ thuộc nặng nề vào khí đốt Nga trong bối cảnh Moscow cắt giảm sản lượng giao hàng. Do đó, hàng nghìn công ty ở Đức đang bị đe dọa.

Ông Siegfried Russwurm - Cố vấn tại Quỹ đầu tư doanh nghiêp EQT cho biết: “Chúng tôi hành động không chỉ để cứu vãn số phận của các công ty riêng lẻ, mà còn để củng cố sức mạnh và năng lực xuất khẩu của ngành công nghiệp Đức”. Ông cũng nhấn mạnh rằng giá khí đốt chắc chắn sẽ không thể quay trở lại như trong giai đoạn trước chiến tranh Nga - Ukraine. Do đó, nền công nghiệp phải làm quen với “mức giá bình thường mới” này.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cảnh báo: Người tiêu dùng nên tiết kiệm năng lượng kể cả khi giá khí đốt đã bị áp trần nhằm tránh tình trạng thiếu hụt. Nhà kinh tế Veronika Grimm cho biết: “Chúng ta cần tiết kiệm khoảng 20% ​​nhu cầu tiêu dùng thông thường để tránh tình trạng nguồn cung bị thắt chặt”.

Chính phủ Đức hiện đang xem xét các khuyến nghị và sẽ có quyết định trong những tuần tới.

Nguồn: petrotimes




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC