27 quốc gia thành viên EU vẫn đang bất đồng về cách thức giải quyết tình trạng hóa đơn năng lượng hộ gia đình và doanh nghiệp tăng vọt khi mà mùa Đông lạnh giá đang đến gần.

1 Duc Nhan Manh Ap Muc Tran Gia Khi Dot Can Co Su Phoi Hop Ngoai Eu

Đường ống dẫn khí đốt liên kết Ba Lan-Litva (GIPL) tại Jauniunai (Litva) ngày 5/5/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 20/10, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng đề xuất áp mức trần giá khí đốt của Liên minh châu Âu (EU) nhằm kiềm chế giá năng lượng tăng cao chỉ có thể phát huy hiệu quả nếu có sự phối hợp chặt chẽ với các đối tác không phải là thành viên EU. 

Phát biểu với các nghị sỹ Đức trước thềm Hội nghị thượng đỉnh EU về vấn đề trên, Thủ tướng Scholz nhấn mạnh việc áp mức trần giá khí đốt có thể dẫn đến nguy cơ các nhà cung cấp sẽ bán khí đốt cho đối tác khác và do đó châu Âu sẽ mua được ít khí đốt hơn.

Do vậy EU cần phối hợp chặt chẽ với các nước tiêu thụ khí đốt khác như Nhật Bản và Hàn Quốc để tránh sự cạnh tranh. 

Theo kế hoạch, các nhà lãnh đạo 27 quốc gia thành viên EU nhóm họp trong ngày 20/10 nhằm tìm kiếm giải pháp để hạ giá năng lượng.

Trước thềm cuộc họp thứ hai trong vòng 2 tuần qua này,

Dự kiến, tại cuộc họp này, các bên sẽ thúc đẩy một số giải pháp trong gói đề xuất của EU về giải quyết vấn đề năng lượng, trong đó có việc áp giá trần linh hoạt đối với khí đốt hóa lỏngmua chung khí đốt.

Các bên cũng sẽ thảo luận về việc chi tiêu khẩn cấp nhằm giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng đối với các nền kinh tế và 450 triệu công dân của các nước thành viên. 

Hiện 15 quốc gia, trong đó có Pháp, Italy, Ba Lan, đang nỗ lực thúc đẩy nhanh chóng áp đặt mức trần giá khí đốt.

Tuy nhiên, nỗ lực này đang vấp phải sự phản đối của Đức - nền kinh tế lớn nhất EU và Hà Lan - nước nhập khẩu khí đốt nhiều nhất khối này./.

Nguồn: Vietnam+




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC