Với khoản đầu tư 12,3 triệu USD, chiếc cầu thông minh đang được Đức xây dựng ở phía Bắc Bayern và sẽ bắt đầu đi vào hoạt động trong tháng 10 này. Chiếc cầu thông minh này ứng dụng công nghệ hiện đại lần đầu tiên xuất hiện.
Với 12,3 triệu USD, chiếc cầu thông minh đang được Đức xây dựng ở phía Bắc Bayern và sẽ bắt đầu đi vào hoạt động trong tháng 10 này
Các cảm biến được lắp đặt trên cây cầu thông minh sẽ nắm bắt và phân tích các dữ liệu, như độ căng, chuyển động và các khuynh hướng của cây cầu, cũng như nhiệt độ, độ ẩm và áp lực từ các phương tiện giao thông.
Với những dữ liệu này, các chuyên gia sẽ có thể nói rõ tình trạng của cây cầu, và phát hiện hư hỏng nếu có, trước kỳ kiểm tra thông thường.
Cây cầu thông minh ở Nürnberg sẽ được kiểm tra trong một dự án thí điểm kéo dài 5 năm, để xem liệu nó có phù hợp tại những nơi khác của nước Đức hay không.
Dự án thí điểm giúp giao thông an toàn hơn và ít tắc nghẽn hơn
Chiếc cầu mới là một phần của “Digital Autobahn Test Field”, một dự án được chính phủ Đức đưa ra năm 2015.
Autobahn9 nằm giữa Münchenvà Nürnberg, một trong những tuyến đường giao thông quan trọng nhất ở châu Âu.
Nó đang dần được chuyển thành tuyến đường thử nghiệm áp dụng các công nghệ sáng tạo mới.
Với slogan là “Mobility 4.0”, Chính phủ Đức và các công ty như Siemens và Infineon, đang phát triển A9 thành một minh chứng về công nghệ tương lai.
Mục đích là giúp giao thông an toàn hơn, nhanh hơn và giảm tắc nghẽn. Một lợi ích khác của dự án là có thể giúp giảm số Geisterfahrer – tức là những lái xe ma, hay những người đi ngược đường.
Bằng cách cảnh báo những người này và các lái xe khác về lỗi mà họ sắp sửa mắc phải, hệ thống sẽ làm tăng tính an toàn, vốn đang là vấn nạn của các đường phố ở Đức.
Dự án kỹ thuật số này cũng liên quan đến việc cung cấp điểm truy cập Wi-Fi miễn phí tái 6 điểm đỗ xe khác nhau ở phía Bắc khu vực Bayern.
Những điểm Wi-Fi này sẽ đi vào hoạt động từ giữa tháng 11.
Nhấn mạnh đến hệ thống giao tiếp giữa các phương tiện
Trong khi những nhà sản xuất xe hơi đang tập trung tạo ra những chiếc xe tự lái, những nhà hoạch định giao thông lại đang tìm các phát triển cơ sở hạ tầng đường phố thông minh, giúp định hướng các phương tiện, và giao tiếp với phương tiện.
Mục đích của chính phủ Đức là tạo ra một nền tảng sẵn sàng để giới thiệu và thử nghiệm phương-tiện-đến-cơ sở hạ tầng (V2I) và các tính năng giao tiếp giữa các phương tiện với phương tiện (V2V).
Các cảm biến radar được ứng dụng trong dự án, do những microchip 77 GHz hiện đại của Infineon kiểm soát.
Chúng tạo thành một phần của hệ thống hỗ trợ lái xe và có thể duy trì khoảng cách với phương tiện phía trước, và tự động phanh trong trường hợp khẩn cấp.
Chúng sẽ có thể hướng dẫn các phương tiện đến một điểm dừng khẩn cấp trên cầu nếu hệ thống cảm biến của một xe nào đó bị hỏng.
Nhiều công ty rất quan tâm đến việc thử nghiệm công nghệ mới trên tuyến đường này, bằng các mẫu xe thử nghiệm, từ Audi, đến Mercedes và BMW.
Mạng lưới giao tiếp cao tốc đang được chạy thử, bao gồm khả năng cảnh báo phương tiện trước khi gặp rủi ro.
Ngoài ra, công nghệ của Viện Nghiên cứu Fraunhofer còn giúp một phương tiện có thể khuyến cáo các xe đi sau rằng nó chuẩn bị phanh lại – thậm chí trước khi đèn phanh đỏ.
Khi dự án này hoàn thành, Siemens và Infieon sẽ công bố các dữ liệu thử nghiệm ở định dạng nguồn mở.
“Ý tưởng đến từ những sáng tạo của ngành công nghiệp xe hơi, ngành kỹ thuật số và cộng đồng khoa học, dữ liệu được sử dụng để phát triển các giải pháp di động sáng tạo”, Marcus Zwick, đại diện của Siemens nói.
Theo Bảo Bình
ICT News/ Read and Write