Theo trang tin Americaninterest của Mỹ, việc xếp hạng các siêu cường 2016 gặp nhiều khó khăn bởi các yếu tố khách quan tác động. Trừ Ấn Độ và Mỹ, số còn lại vẫn phải tranh ngôi vị.
Ví dụ, Nga phải đối mặt với Đức, Saudi Arabia phải vật lộn với Iran, Nhật Bản phải đối mặt với Trung Quốc. Tuy nhiên, cuối cùng Americaninterest vẫn tìm ra một sách chính thức dưới đây.
1. Mỹ
Mỹ vẫn xếp đầu bảng mặc dù năm 2015 còn lặp lại nhiều sai lầm về đối ngoại, lẫn đối nội, đặc biệt là thất bại trong việc tìm ra giải pháp khả thi cho các vấn đề xã hội và kinh tế.
Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ vẫn năng động và đáng tin cậy, nhờ các sáng kiến mới, thu hút đầu tư cá nhân, đầu tư chính phủ lẫn doanh nghiệp trên quy mô toàn cầu.
Tuy giá dầu suy giảm, nhưng ngành công nghiệp này vẫn ổn định, giúp Mỹ trở thành một nước xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới.
Tại châu Á, Mỹ vẫn tăng cường, củng cố khối liên minh với Nhật Bản, Ấn Độ. Đặc biệt, Mỹ và các nước Thái Bình Dương đã ký được hiệp định thương mại tự do.
Tuy nhiên, Mỹ lại phải vật lộn đối phó với sự trỗi dậy, bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, hay nạn tin tặc từ phía Trung Quốc gây ra.
Chính sách châu Á của Mỹ được xem là tương đối ổn định và hiệu quả hơn so với chính sách của Mỹ ở Trung Đông, nơi quyền lợi của Mỹ gặp phải không ít thách thức từ Nga.
Việc ký kết thỏa thuận hạt nhân với Iran đã gây căng thẳng giữa Washington với thế giới Hồi giáo Sunni và Israel.
Còn Ảrập Xê-út nhân cơ hội này, tiếp tục làm trầm trọng thêm mối căng thẳng trong khu vực.
Mỹ phải đối mặt với những thách thức khác, nhất là mối quan hệ của Mỹ với châu Âu.
Còn ở sân sau, tình hình cũng đang biến động mạnh. Brazil đang trong tình trạng khủng hoảng kinh tế và chính trị, Argentina đang phải vật lộn để lấy lại vị thế của mình dưới một chính phủ chia rẽ, còn chính quyền XHCN ở Venezuela cũng đang trên bờ vực xung đột dân sự.
Trong quá khứ, Mỹ hầu như không phải bận tâm nhiều về sân sau , nhưng nay mọi thứ đã bắt đầu thay đổi.
2. Trung Quốc
Do Đức đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng đang lan rộng ở Châu Âu, nên "ngư ông" Trung Quốc đã " đắc lợi và lên đời". 2015 không phải là năm tuyệt vời đối với Trung Quốc, tăng trưởng giảm.
Trung Quốc lại phải trả giá giá đắt cho cuộc chinh phạt châu Phi và Mỹ Latinh nhằm bành trướng gây thế mạnh.
Cộng đồng thế giới không chắc chắn rằng chính phủ ông Tập Cận Bình đã đi đúng "quy trình" chuyển đổi nền kinh tế từ công nghiệp nặng sang các dịch vụ và tiêu dùng hay không.
Giới quan sát suy đoán, suy thoái của Trung Quốc có thể ngự trị trong một thời gian dài, dập khuôn giống cách mà Nhật Bản đã mắc phải.
Ngay cả khi nền kinh tế chậm lại, Trung Quốc vẫn theo đuổi các mục tiêu bành trướng lâu dài tại khu vực.
Nhất là việc xây dựng các tiền đồn đảo nhân tạo trên Biển Đông và xâm phạm hải phận của Việt Nam, điều này sẽ làm cho nền kinh tế Trung Quốc chậm lại.
Ngoài ra, Trung Quốc tiếp tục tăng cường các liên minh thương mại tại Trung Á và Trung Đông, và coi đây là một phần trong chiến lược "Một vành đai, một con đường", nó gây tác động không nhỏ đến nền kinh tế của chính Trung Quốc, một thời từng được xem là "công xưởng của thế giới".
Chưa kể việc Trung Quốc sử dụng CHDCND Triều Tiên cho mục đích riêng của mình.
3. Nhật Bản
Đứng trên bình diện địa chính trị, mặc dù tốc độ chung của nền kinh tế chậm lại nhưng 2015, kinh tế Nhật Bản vẫn phát triển ngoạn mục.
Thủ tướng Abe đã thông qua dự luật tái vũ trang (remilitarization).
Chương này cung cấp một cái nhìn tổng quát về chính sách an ninh và vũ trang của Nhật Bản sau Thế chiến thứ II để tạo ra các tiêu chuẩn cần thiết cho việc đánh giá quy mô tái vũ trang dưới thời Koizumi và những người kế nhiệm ông.
Về kinh tế, triển vọng dài kỳ của Nhật Bản vẫn mạnh, bởi Nhật Bản có nhiều tiềm năng, như công nghệ, lực lượng lao động được đào tạo bài bản.
Tương lai, ngành công nghiệp robot tinh vi sẽ giúp Nhật tăng trưởng bền vững.
Tuy nhiên, thế yếu của Nhật là dân số lão hóa nhanh, tỷ lệ lẫn khả năng sinh sản giảm mạnh. Tổng thể, Nhật Bản vẫn là một cường quốc đang lên ở châu Á, đặc biệt có đội ngũ lãnh đạo đoàn kết, có nhiều kinh nghiệm, trong đó có đương kim Thủ tướng Shinzo Abe.
Với chương trình trên, đã giúp Nhật tập hợp sự hỗ trợ các nước khác khu vực để đối phó với với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Như hợp tác với Đài Loan hay hòa giải với Hàn Quốc, hợp tác với Ấn Độ, và kế hoạch đối phó với mối đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Điều này không chỉ làm cho an ninh khu vực tăng lên, mà còn giúp Nhật phát triển ổn định.
4. Đức
Năm 2015 không phải là một năm tốt lành đối với Đức mặc dù Thủ tướng Merkel đã cố gắng hết sức, trong đó có vấn đề giải quyết người tị nạn, được đánh giá là thiển cận và làm cho Hiệp định Schengen có nguy cơ bị loại bỏ.
Ngoài vấn đề nhập cư, Đức còn phải đối mặt với nhiều thách thức khác như sự sụp đổ đồng euro và nạn tham nhũng âm ỉ trong nhiều tập đoàn lớn, gây xói mòn sức mạnh của Đức.
Theo các chuyên gia kinh tế, bóng mây u ám không quá dày, Châu Âu vẫn tiếp tục là một khu vực hùng mạnh trong tương lai gần, và không nước nào có thể thay thế Đức để đảm nhận cương vị đầu tầu của châu Âu.
Tuy nhiên, để đảm nhận vai trò này, nhất là trong môi trường quốc tế ngày một khó khăn, buộc Đức phải đổi mới để tìm ra một giải pháp mới, mang tính khả thi hơn.
5. Nga
Nếu tính về quy mô, nền kinh tế Nga chỉ tương đương với Ý, mức đa dạng thấp, dễ bị tổn thương bởi giá dầu sụt giảm.
Tuy nhiên, nhờ tài lãnh đạo tài tình của ông Putin, Moscow đã tránh được những tác động xấu trong các vấn đề toàn cầu, kể cả chính trị lẫn kinh tế.
Bằng cách can thiệp vào Syria và điều chỉnh ảnh hưởng tại Ukraina, Putin đã giúp cho Nga đứng vững trong danh sách các siêu cường thế giới 2016.
Nga có nhiều lợi thế quan trọng khác, hầu hết các nước giáp biên với Nga đều nhỏ và không có nguy cơ đe dọa, nên chính phủ của ông Putin yên tâm về mặt "đối nội".
Chưa hết, Nga còn sở hữu kho vũ khí hạt nhân khổng lồ, làm thế giới phải ớn lạnh.
Trong năm 2015, giới phân tích quân sự đã ngạc nhiên bởi sức mạnh phi thường về quân sự của Nga, nó không còn "cồng kềnh, nặng nề như khủng long thời Xô Viết" mà rất hiện đại, chính điều này đã làm Mỹ và phương Tây phải xem lại mình, họ đã đánh giá sai tiềm năng của Nga kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
6. Ấn Độ
Tuy nhiên người ta cũng lo ngại chiến lược, sự táo bạo và mạo hiểm của ông Putin về dài kỳ có thể gây phản tác dụng.
Nhất là khi giá dầu thấp vô thời hạn, sự mất giá của đồng rup có thể gây tổn thương mạnh đến nền kinh tế.
Chiến lược Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc về cơ bản sẽ thay Nga như là quyền lực chiếm ưu thế trong phần lớn Trung Á và phía tây của Trung Quốc.
Tương tự, Nga phải đối mặt với một mối đe dọa nghiêm trọng từ các tổ chức khủng bố jihad Sunni, có nguồn gốc từ Chechnya, Ingushetia và Dagestan ở vùng Caucasus bất ổn, bất mãn âm ỉ từ lâu, nhất là từ khi Nga can thiệp vào Syria và hợp tác với Shia Iran.
Ấn Độ được ví là "đất nước của tương lai", giống như Brazil trước đây, bởi nhiều thế mạnh như có chính quyền dân chủ, trình độ công nghệ IT cao, năng suất năng động của một số tập đoàn hàng đầu tăng mạnh, phần lớn dân Ấn Độ nói được tiếng Anh, và dân số đông.
Với nền kinh tế Trung Quốc chậm lại, Thủ tướng Modi đã không giấu giếm hy vọng, rằng Ấn Độ có thể lấp đầy khoảng trống này và thu hút đầu tư, không chỉ từ Trung Quốc, mà còn từ các thị trường mới nổi khác. Ấn Độ là nơi sử dụng rất nhiều năng lượng, và nhập khẩu nhiều nguyên liệu.
Về mặt trái, tham vọng cải cách kinh tế của Ấn Độ vẫn bị đình trệ bởi nạn tham nhũng, thuế má cao, cũng như các quy định rườm rà, bao cấp, các rào cản pháp lý đầu tư nước ngoài còn phiền phức.
Năng lượng địa chính trị của Ấn Độ còn được chi phối bởi Pakistan và các mối đe dọa từ các chiến binh Hồi giáo tại các bang miền bắc được chống lưng bởi Pakistan.
Chưa hết, Ấn Độ còn có tới 150 triệu người Hồi giáo, cộng đồng thường không đồng tình với chính phủ.Về đối ngoại, Ấn Độ đóng một vai trò lớn hơn tại khu vực, năm 2015, Ấn Độ đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác cơ sở hạ tầng và quân sự với Tokyo và Hà Nội, thầu mua vũ khí châu Âu, mở rộng hợp tác với Nga....
Vì vậy, ngay cả khi Ấn Độ không làm thay cho Trung Quốc để lấp khoảng trông kinh tế, nhưng Ấn Độ vẫn được xem là một trong những cường quốc đang lên, xếp vị trí thứ 6 trong dang sách này.
7. Saudi Arabia/Iran
Sự thay đổi lớn nhất trong danh sách các siêu cường năm 2016 là sự xuất hiện của một ứng viên mới: Iran, nước Shia mạnh nhất trên thế giới.
Với các đồng minh của họ ở Iraq, Syria và Lebanon. Năm 2015 Iran thực sự đã đạt danh hiệu cường quốc ở Trung Đông, nhưng do Tehran vẫn bị cô lập bởi lệnh trừng phạt, nên khả năng phát triển còn hạn chế.
Saudi Arabia là một nền kinh tế lớn hơn Iran khoảng 40% trước khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ, đã giận dữ bơm dầu nhằm cản trở nền kinh tế của Iran.
Saudi Arabia đặt mọi hy vọng vào cuộc cạnh tranh này, nhưng Iran đã nắm được nên đã tìm cách tránh.
Ngoài ra, Saudi Arabia còn tiếp tục hỗ trợ quân nổi dậy ở Syria để gây khó khăn cho nền kinh tế Iran.
Thỏa thuận hạt nhân được thu xếp bởi Washington đã cho phép Iran đạt tới tầm địa chính trị cao hơn.
Năm 2014, các quỹ đóng băng đã được giải tỏa tiền 20-25% GDP, điều này thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.
Sự cạnh tranh giữa Saudi Arabia và Iran là một trong những nguyên nhân làm cho giá dầu giảm mạnh. Saudi Arabia không đủ khả năng để làm điều này mãi, nhưng họ có đủ nguồn lực để tiếp tục bơm dầu thêm một thời gian nữa nhằm ngáng chân Iran, bất chấp bất ổn chính trị diễn ra ngay tại chính quốc.
Từ lâu Saudi Arabia có lịch sử siêu thận trọng trong chính sách đối ngoại, và một khi bất lợi thường chuyển sang một lập trường tích cực hơn.
Cuối cùng, số lượng của các cường quốc đã được chốt lại ở con số 7.
Trung Đông chỉ có thể có 1 ứng viên duy nhất là Iran hay Saudi Arabia, hoặc cả hai như hiện nay.
Ả Rập Saudi và Iran có thể không phải là các cường quốc lớn nhất, nhưng những trận đấu ác liệt diễn ra giữa hai quốc gia đã tác động không nhỏ đến giá dầu và sự ổn định ở Trung Đông, và có thể sẽ tạo ra nhiều câu chuyện bất ngờ khác về địa chính trị trong năm 2016.
Khắc Nam/Báo Đất Việt