Tại Đức hiện có 88 trường ĐH tổng hợp, 138 trường ĐH chuyên ngành, 46 trường ĐH nghệ thuật, 30 trường ĐH hành chính, 6 trường Sư phạm và 1 trường ĐH KHXH&NV.
Học sinh Đức nếu muốn theo học ĐH cần phải có bằng Tú tài. Các trường ĐH không thi tuyển, ứng viên tự lựa chọn. Yếu tố quan trọng nhất để có được chỗ học là phải có điểm số cao trong kỳ thi tốt nghiệp Tú tài. Những ứng viên nước ngoài muốn đăng ký học cần có bằng cấp tương đương với bằng Tú tài Đức.
Chương trình đào tạo luôn đổi mới, các khoá học được rút ngắn và nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo trình soạn thảo bằng hai ngôn ngữ Anh và Đức... Các trường ĐH tại CHLB Đức đang sẵn sàng cho cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực giáo dục.
"Học vấn chỉ là chất liệu thô, quan trọng là phải biết ứng dụng, phát triển, và biến nó thành những hoạt động thực tế ngay từ trường đại học", đó là tiêu chí của một trong những trường đang đi đầu trong lĩnh vực giáo dục ở Đức - trường ĐH Kỹ thuật Dresden. Trong thời đại lnternet, nhiều ý tưởng của trường đã thành hiện thực. Đây là trường ĐH đầu tiên ở Đức áp dụng chương trình đào tạo từ xa trong ngành kỹ thuật. Khoa Tin học đã thành lập hình thức dây chuyền đầu tiên trong truyền thông đa phương tiện ngay những năm đầu thập niên 90. Cuộc "nổi dậy" của các nhà sáng chế trường Dresden đã đưa các phát minh vượt khỏi phạm vi trường học và áp dụng vào sản xuất. Những chương trình nghiên cứu mang đầy tính thực tiễn đã góp phần đưa Dresden trở thành trường ĐH Kỹ thuật mang tính quốc tế nhất ở Đức. Trường ĐH Dresdẹn coi đó là "sự kết hợp sáng tạo giữa nghiên cứu cơ bản với các dự án thực hành".
Bức tranh chung
Tại Đức hiện có 88 trường ĐH tổng hợp, 138 trường ĐH chuyên ngành, 46 trường ĐH nghệ thuật, 30 trường ĐH hành chính, 6 trường Sư phạm và 1 trường ĐH KHXH&NV. Học sinh Đức nếu muốn theo học ĐH cần phải có bằng Tú tài. Các trường ĐH không thi tuyển, ứng viên tự lựa chọn. Yếu tố quan trọng nhất để có được chỗ học là phải có điểm số cao trong kỳ thi tốt nghiệp Tú tài. Những ứng viên nước ngoài muốn đăng ký học cần có bằng cấp tương đương với bằng Tú tài Đức.
Các trường ĐH cấp bằng Cử nhân, hoặc bằng Kỹ sư. Bằng cấp cao nhất được đào tạo tại các trường ĐH Đức là bằng Tiến sĩ (Doctorate).
Không giống như nhiều quốc gia khác, tại Đức, SV không phải trả bất cứ khoản học phí nào khi vào học tại các trường ĐH chuyên ngành và tổng hợp. SV không mạng quốc tịch Đức cũng vậy. Đức là quốc gia có số lượng SV nước ngoài chỉ sau Mỹ và Pháp. Trong số 140.000 SV không mang quốc tịch Đức, chỉ có 80.000 được coi là người nước ngoài. 60.000 còn lại được coi là người Đức do tình trạng cư trú của họ. Tại nhiều vùng của Đức, chính sách trên được coi là một thành tựu xã hội trong việc bảo đảm sự công bằng trong học tập. Chỉ có 2% số người đăng ký tại các trường tư là phải trả học phí. Để thu hút và khuyến khích việc học tập, ngay từ những năm 70, Đức đã có chính sách mở rộng cơ hội học tập trong số đông dân cư bằng Quỹ hỗ trợ Liền bang về hoạt động giáo dục và đào tạo chi phí khác..... đều có quyền đề nghị sự hỗ trợ của Quỹ. Những chính sách trên đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển ngành giáo dục Đức, hiện nay tỉ lệ người có bằng ĐH chiếm 1/3 dân số Đức.
Tuy nhiên, nền giáo dục Đức trong những năm qua không phải không có những khó khăn, đặc biệt khi vấn đề cải cách luôn được các nhà giáo dục đặt ra là làm thế nào để các trường ĐH Đức trở nên hấp dẫn hơn với SV nước ngoài. Khó khăn thứ nhất nằm chính ngay trong chính sách khuyến khích học tập của Đức. Theo cơ quan Thống kê Liên bang, chỉ riêng trong học kỳ mùa hè 1996 -1997 đã có gần 1,9 triệu ứng viên đăng ký dự học. Con số này tăng gấp đôi kể từ năm 1970 đã và đang đẩy các trường ĐH ở Đức vào tình trạng căng thăng. Các giảng đường đã trở nên qúa tải, quỹ đầu tư cho trang thiết bị học tập và đội ngũ nhân viên giảng dạy giảm sút. Các khoá học bắt buộc bị nhồi nhét SV thậm chí phải ngồi ngay tại cầu thang của giảng đường để nghe giảng.
Khó khăn thứ hai là thời gian đào tạo quá dài, trung bình từ 6 đến 8 năm. Trong khi tuổi trung bình tốt nghiệp cử nhân tại Anh là 23, Mỹ 24, Pháp 26 thì tại Đức là 27,5 tuổi. Nguyên nhân là do chương trình học phổ thông tại nhiều bang của Đức kéo dài 13 năm, nhiều người sau khi tốt nghiệp Tú tài lại đi nghĩa vụ quân sự hoặc thực hiện các nhiệm vụ công ích. Bên cạnh đó, khuynh hướng tham gia một khóa học nghề ngắn hạn trước khi đăng kí học ĐH gia tăng đã khiến tuổi trung bình của sinh viên Đức khi bắt đầu vào ĐH là 21,5 tuổi.
Theo HV.