Cuộc sống lang thang trên đường phố của hàng trăm nghìn người ở Đức trở thành cuộc chiến để sống sót.
Từ tháng 11, ở Đức, ngày đã bắt đầu ngắn hơn và đêm thì lạnh hơn với nhiệt độ ngoài trời khoảng 3°C-5°C. Với khoảng 860.000 người vô gia cư ở nước này, cuộc sống lang thang trên đường phố trở thành cuộc chiến để sống sót.
Chỉ một phần nhỏ trong số họ tránh được các nguy cơ, bao gồm chết vì hạ thân nhiệt, nhờ các dự án của nhà thờ và các tổ chức từ thiện với mục tiêu cung cấp giường ngủ cho người vô gia cư hoàn toàn từ ngày 1.11 đến 31.3.
Các khu thương mại, ga tàu điện trở thành nơi "tạm trú" hạng sang cho người vô gia cư
Song khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới âm thì nguy cơ chết vì hạ thân nhiệt trở thành thường trực với bất cứ người vô gia cư nào
“Tôi thực sự sợ mùa đông”, Ioannis, một người nhập cư 31 tuổi đến từ Romania hiện sống ở Mainz, thủ phủ của bang Rheinland-Pfalz cho biết
Nhưng dù sao cũng vẫn còn may là nhà chức trách Đức phớt lờ việc người vô gia cư dựng lều bên dưới gầm cầu
Con số thống kê cấp liên bang năm 2016 cho thấy, có khoảng 440.000 người vô gia cư ở Đức là người nhập cư
Có khoảng 1/3 số người vô gia cư ở Mainz, thủ phủ của bang Rheinland-Pfalz đến từ Đông Âu, do đó họ không được hưởng bất cứ khoản phúc lợi xã hội nào và sống nhờ vào tiền bố thí
Một thực trạng đáng lo ngại là không chỉ có đàn ông sống ngoài hè phố, mà phụ nữ vô gia cư đã tăng từ 15% vào năm 1990 lên 25% hiện nay ở Berlin, tương đương 2.500 người.
Nhân viên của tổ chức xã hội Off Road Kids hỏi chuyện một phụ nữ vô gia cư ở Köln/Cologne
Sven Ludecke, một nhiếp ảnh gia sống ở thành phố Köln/Cologne đã thực hiện dự án hỗ trợ người vô gia cư với mục tiêu
“không ai phải ngủ ngoài phố đêm Giáng sinh”.
Anh cùng cộng sự đã thiết kế và trực tiếp đóng những căn lều bằng gỗ cho người vô gia cư
Song với mức giá vật liệu và công vận chuyển lên tới gần 1.000 euro cho mỗi “túp lều” như vậy, dự án của Sven Ludecke chỉ có thể cung cấp tối đa 200 chiếc cho khoảng 4.800 người vô gia cư ở Köln
Trong khi đó, theo dự báo, sẽ có khoảng 1,2 triệu người ở Đức có nguy cơ phải sống cảnh vô gia cư vào năm 2018, tăng 40% so với năm 2017.
Nguồn: KSTA/ANTD