Thời điểm và kết quả bầu cử
Cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào ngày 23 tháng 2 trên toàn nước Đức. Các điểm bỏ phiếu đóng cửa lúc 18 giờ, sau đó kết quả thăm dò ý kiến cử tri đầu tiên sẽ được công bố.
Dự kiến kết quả chính thức sơ bộ sẽ được công bố ngay trong đêm bầu cử, dựa trên số liệu từ tất cả các điểm bỏ phiếu.
Friedrich Merz có thể là thủ tướng Đức tiếp theo. Ảnh: AP
Các đảng chính và lãnh đạo
Đức có hai đảng lớn chủ đạo: Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của Thủ tướng Scholz và liên minh bảo thủ đối lập gồm Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) và Liên minh Xã hội Thiên chúa giáo Bavaria (CSU).
Bên cạnh đó còn có Đảng Xanh, đảng cực hữu Sự lựa chọn thay thế cho nước Đức (AfD), Đảng Dân chủ Tự do (FDP), đảng cực tả Linke và đảng cánh tả Liên minh Sahra Wagenknecht (BSW).
Ba nhân vật chính trong cuộc đua:
- Olaf Scholz, 66 tuổi, Thủ tướng đương nhiệm từ SPD, người đã lãnh đạo đất nước qua nhiều cuộc khủng hoảng nhưng đang đối mặt với sự sụt giảm ủng hộ.
- Friedrich Merz, 69 tuổi, lãnh đạo phe đối lập đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò. Ông được kỳ vọng sẽ thay đổi đường lối trung dung của cựu Thủ tướng Merkel.
- Alice Weidel, 46 tuổi, lãnh đạo đảng AfD, một nhân vật gây tranh cãi nhưng đang chứng kiến sự gia tăng ủng hộ cho đảng của bà.
Người phụ nữ 46 tuổi này là một nhân vật khác thường khi lãnh đạo một đảng cánh hữu cứng rắn của Đức, đảng ủng hộ một "gia đình truyền thống" một phụ nữ đồng tính có bằng tiến sĩ kinh tế, một người bạn đời người Sri Lanka, hai đứa con và một ngôi nhà ở một quốc gia khác - bà đi lại từ Thụy Sĩ.
Bà Weidel sẽ vận động tranh cử bằng một bản tuyên ngôn theo mô típ quen thuộc từ các chiến dịch dân túy thành công khác ở châu Âu và nhiều nơi khác - khinh thường các chính trị gia chính thống, tức giận về mức độ nhập cư bất hợp pháp, mong muốn kiềm chế quyền lực của Liên minh châu Âu và thất vọng trước sự lan rộng của cái gọi là các giá trị thức tỉnh.
Các vấn đề then chốt
- Ukraine: Các đảng chính thống ủng hộ viện trợ cho Ukraine, trong khi AfD muốn dừng cung cấp vũ khí và cải thiện quan hệ với Nga.
- Kinh tế: Tranh luận về cải cách hệ thống nợ công và chi tiêu.
- Năng lượng: Bất đồng về phát triển năng lượng tái tạo và chi phí.
- Di cư và an ninh: Yêu cầu siết chặt chính sách nhập cư sau các vụ bạo lực.
Đảng AfD muốn dừng cung cấp vũ khí cho Ukraine và nối lại quan hệ tốt đẹp với Nga.
Cuộc chiến đã buộc nước Đức phải đánh giá lại thái độ của mình đối với quốc phòng và quân sự theo cách mà nước này chưa từng phải làm kể từ sau Thế chiến thứ hai.
Nền kinh tế cũng đóng vai trò trung tâm trong cuộc bầu cử, đặc biệt là vấn đề có nên cải cách hệ thống hạn chế nợ công được ghi nhận trong hiến pháp của Đức để cho phép chi tiêu công nhiều hơn hay không.
Một loạt các vụ tấn công bạo lực có liên quan đến nghi phạm nước ngoài tại Đức đã làm gia tăng mối lo ngại của công chúng về an ninh và di cư, khiến các đảng phái chính trị yêu cầu các biện pháp chặt chẽ hơn về vấn đề di cư.
Cả CDU và SPD đều cứng rắn hơn về vấn đề này, trong khi đảng AfD chống Hồi giáo và chống di cư đã kêu gọi đóng cửa biên giới
Kết quả thăm dò
Theo khảo sát của INSA (8/2), phe bảo thủ của Merz dẫn đầu với 29%, AfD 21%, SPD 16%, Đảng Xanh 12% và BSW 6%. Mặc dù AfD được ủng hộ mạnh, nhưng khó có thể tham gia chính phủ do các đảng khác từ chối liên minh.
Hệ thống bầu cử
Cử tri Đức có hai phiếu bầu: một cho ứng viên địa phương và một cho đảng phái. 630 ghế Quốc hội được phân bổ theo tỷ lệ phiếu bầu đảng. Thủ tướng mới sẽ được Quốc hội bầu bằng đa số phiếu.
Lê Hải Yến - © Báo TIN TỨC VIỆT ĐỨC