Làn sóng người nhập cư tăng cao đã dẫn đến một nghịch lý cho Đức – nước có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới: Việc làm tăng và tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng.
Nước Đức sẽ cần ít nhất 5 - 10 năm nữa để biến nguồn lao động này thực sự hữu dụng cho nền kinh tế.
Tại Đức, sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay. 43% doanh nghiệp được hỏi cho rằng sự thiếu hụt nguồn nhân lực sẽ là lực cản sự phát triển của doanh nghiệp họ trong tương lai.
40% doanh nghiệp cho rằng chi phí nhân công cao sẽ khiến rủi ro của doanh nghiệp tăng cao.
Trên thị trường lao động, làn sóng người nhập cư tăng cao đã tạo ra những chuyển động và xu hướng đối nghịch: Trong khi số lượng việc làm năm 2016 được dự tính tăng thêm 220.000 vị trí thì tỷ lệ thất nghiệp vẫn có chiều hướng gia tăng.
Rào cản về ngôn ngữ cũng như sự thiếu hụt các kỹ năng và chất lượng lao động thấp sẽ càng làm trì hoãn quá trình hòa nhập của người nhập cư tại nước Đức.
Nước Đức sẽ cần ít nhất 5 tới 10 năm nữa để biến nguồn lao động này thực sự hữu dụng cho nền kinh tế.
Hiệp hội các Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Berlin nhận định chỉ số GDP 2016 của Đức sẽ đạt 1,3%. Một mức tăng trưởng tương đối khiêm tốn so với năm 2015 (GDP 2015 của Đức đạt 1,7%).
Kỳ vọng này dựa trên tình hình thực tế và những rủi ro của chính nền kinh tế Đức cũng như sự bất ổn trong phát triển của các quốc gia khác trên thế giới.
Bên cạnh nỗi lo về nguồn nhân lực, doanh nghiệp Đức cũng đối diện với nỗi lo về các chính sách phát triển kinh tế chính trị. 45% doanh nghiệp tỏ ra lo lắng về các chính sách và điều kiện phát triển kinh tế.
Đức là đối tác lớn nhất của Việt Nam trong liên minh Châu Âu (EU) xét về quan hệ thương mại song phương giữa hai nước với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2015 đạt ngưỡng 8,9 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2014, hơn cả Pháp và Ý cộng lại.
Sức mạnh tăng trưởng kinh tế của Đức cũng như các nhu cầu trong nước sẽ ảnh hưởng tới kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Đức, trong đó có các hàng hóa đến từ Việt Nam.
Theo Trí Thức Trẻ