Tiến sĩ chuyên ngành hoá sinh Phạm Thị Như Anh, đang sinh sống tại Berlin (CHLB Đức), vừa gửi tới Báo bài viết theo quan điểm cá nhân nhằm có thêm những ý kiến đóng góp cho việc phòng chống COVID-19 tại Việt Nam.

Trân trọng giới thiệu bài viết này với mong muốn góp thêm một giải pháp trong tình hình hiện nay.

Virus COVID 19 đã làm hơn 190 triệu người nhiễm bệnh, cướ p đi sinh mạng của hơn bốn triệu người trên thế giới và gây ra thiệt hại kinh tế khủng khiếp.

Chiến lược ngăn chặn lây nhiễm cho đến nay là "giãn cách xã hội", xét nghiệm và truy tìm liên hệ, cố gắng giữ cho số ca nhiễm mới ở mức "có thể chấp nhận được".

Chiến dịch này với hy vọng cùng tồn tại với virus cho đến khi tất cả mọi người được tiêm phòng và xã hội miễn dịch cộng đồng dường như không đem tới kết quả diệt dịch triệt để được.

Nguyên do biến thể nguy hiểm với khả năng lây nhiễm cao hơn xuất hiện, đồng thời vẫn còn nhiều người chưa xét nghiệm vẫn tiếp tục truyền bệnh cho người khác. Ngay cả khi việc tiêm chủng vaccine ngày càng tăng, các vaccine này cũng chỉ có thể có tác dụng trong một thời gian nhất định.

1 Tien Si Duc De Xuat Chien Luoc Triet De Giup Viet Nam Chong Covid 19

Chiến lược chống lại đại dịch virus gây đại dịch COVID-19 một cách triệt để là chủ động tiêu diệt chúng bằng quy trình XÉT NGHIỆM TẤT CẢ CÙNG MỘT LÚC CHO TOÀN DÂN với tiêu chí "nhanh, nhiều, tốt, rẻ".

Vì virus phải được truyền sang người mới vài tuần một lần mới có thể tồn tại, nên chỉ cần xét nghiệm tất cả dân số cuả một quốc gia vài lần trong vài tuần và tất cả những người bị nhiễm bệnh - cùng những người không chịu xét nghiệm - được cách ly cho đến khi họ không còn lây nhiễm nữa là đủ để virus sau vài tuần này sẽ biến mất tại lãnh thổ đó.

Việc xét nghiệm nhiều lần toàn dân trong thời gian ngắn đòi hỏi một tổ chức hệ thống hậu cần tốt, với những quy định chặt chẽ của chính phủ và tinh thần tự nguyện đồng lòng của nhân dân. Ở Việt Nam với tinh thần đoàn kết của dân tộc việc triệt dịch COVID-19 bằng phương pháp này có tính khả thi cao.

Các nhà khoa học di truyền ở Đức đã thành công trong việc xây dựng một quy trình xét nghiệm dựa trên RT- PCR có độ nhạy cao và cho phép phân tích hơn một triệu xét nghiệm RT-PCR mỗi ngày tại một trung tâm xét nghiệm tập trung với chi phí tối thiểu.

Ứng dụng quy trình xét nghiệm này trong việc bảo vệ biên giới để virus không quay trở lại và những người du lịch có test âm tính chỉ bị cách ly nhiều nhất là một ngày, tiêu giảm sự hạn chế cách ly đối với việc đi lại và thương mại cả nước mà nguồn thu nhập lớn là du lịch đã bị ngừng trệ từ gần hai năm nay.

Sau đại dịch, những trung tâm xét nghiệm này sẽ được tiếp tục sử dụng để phân tích giải trình gene cho các căn bệnh di truyền khác, hoặc bệnh ung thư để xác định liệu trình cho từng cá nhân.

Đề xuất về chiến lược nhằm trừ diệt đại dịch bằng áp dụng quy trình của các nhà di truyền học Đức: xét nghiệm chính xác nhất với chi phí thấp nhất trên toàn lãnh thổ hy vọng sẽ được Chính phủ và các Bộ, Ban, ngành kiểm tra một cách khách quan và cho phép tổ chức tiến hành. Tin tưởng rằng, với "vũ khí" này, Việt Nam sẽ chiến thắng được COVID-19 trong một thời gian ngắn nhất.

TIẾN SĨ PHẠM THỊ NHƯ ANH (ĐỨC)




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC