Theo báo der Spiegel (Tấm gương), trang web của nhiều cơ quan an ninh, các bộ và nhiều chính trị gia đã bị tin tặc tấn công và có lúc không thể truy cập. Thậm chí trang web của cơ quan cảnh sát liên bang và nhiều bang cũng là mục tiêu của tin tặc. Ngoài ra, Quốc hội Đức, Bộ Quốc phòng liên bang và trang web của đảng SPD mà Thủ tướng Đức Olaf Scholz là thành viên, cũng bị tấn công mạng. Theo đánh giá của giới chức an ninh Đức, tin tặc đã tấn công theo hình thức Từ chối dịch vụ phân tán (DDoS).
Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, một quan chức Ethiopia ngày 7/5 cho biết nước này đã ghi nhận 5.856 cuộc tấn công mạng trong 9 tháng đầu tiên của năm tài chính hiện tại, tính từ ngày 8/7/2021, tăng 400% so với cùng kỳ năm trước.
Phó Cục trưởng Cục An ninh Thông tin Ethiopia (INSA), ông Solomon Soka cho biết thêm cơ quan này đã ngăn chặn được 97,7% các cuộc tấn công đó. Ông Soka nói: “Hầu hết các cuộc tấn công mạng đều bằng phần mềm độc hại, nhằm vào các trang web. Trong khi đó, các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng và lừa đảo trực tuyến là hình thức tấn công phổ biến thứ hai và thứ ba. Các cuộc tấn công mạng có nhiều động cơ khác nhau, bao gồm cả địa chính trị, chính trị và kinh tế”.
Ethiopia đang nâng cấp phần lớn cơ sở hạ tầng dịch vụ truyền thống cơ bản và bộ máy hành chính của chính phủ, sử dụng công nghệ mạng như một thành phần quan trọng. Kể từ khi nhậm chức vào tháng 4/2018, Thủ tướng Abiy Ahmed, nguyên lãnh đạo của INSA, đã tham gia vào nỗ lực đầy tham vọng là giới thiệu công nghệ mạng trên tất cả các khu vực công và tư.
Mạnh Hùng - Nguyễn Tú (TTXVN)
TIN TỨC: THỜI SỰ NƯỚC ĐỨC
-
Vinfast bất ngờ rút lui khỏi thị trường ô tô điện châu Âu 04/05/2025
-
Nhân viên đâm chết quản lý tại cửa hàng thời trang ở Đức, bị bắt ngay sau khi gây án 08/05/2025
-
Tại sao cocaine lại tràn ngập nước Đức? 06/05/2025
-
Tỷ lệ bỏ học tăng tại Đức do lương học nghề thấp: Báo động về nguồn lao động tương lai 24/04/2025