Thủ tướng dự kiến của Đức Friedrich Merz đã đưa ra tuyên bố trên trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình ARD hôm 13/4. Ông Merz cũng nhấn mạnh đến nhu cầu hỗ trợ cho Ukraine, đồng thời cho rằng Kiev cần được trang bị để "định hình các sự kiện" và "đi trước tình hình".
Thủ tướng Đức sắp mãn nhiệm Olaf Scholz đã nhiều lần từ chối chuyển giao tên lửa Taurus cho Ukraine, do lo ngại leo thang căng thẳng với Nga. Song, ông Merz từ lâu đã chỉ trích lập trường của ông Scholz.
Tên lửa tầm xa Taurus trang bị trên tiêm kích Đức. Ảnh: DW
Với việc ông Merz chuẩn bị nhậm chức, hoạt động cung cấp tên lửa Taurus có thể sớm được đưa trở lại trong chương trình nghị sự chính trị của Đức. Song, hiện không rõ liệu các đối tác liên minh của ông Merz trong đảng Dân chủ Xã hội (SPD) có ủng hộ chuyển giao vũ khí này cho Ukraine hay không.
Tuy nhiên, ông Merz nhấn mạnh, ông không kêu gọi Đức tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine, mà chỉ cung cấp vũ khí để Kiev có khả năng chủ động. Thủ tướng dự kiến của Đức nói thêm, việc chuyển giao tên lửa cần có sự phối hợp với các đồng minh châu Âu.
"Các đối tác châu Âu của chúng tôi đã cung cấp tên lửa hành trình. Nếu đã thống nhất, thì Đức nên tham gia", ông Merz nhắc tới nỗ lực của Anh, Pháp và Mỹ trong việc cung cấp tên lửa cho Ukraine.
Ukraine đã nhận được tên lửa ATACMS của Mỹ cùng tên lửa hành trình SCALP/Storm Shadow từ Pháp và Anh. Cả Washington và London đều cho phép Kiev sử dụng các hệ thống này để tấn công những khu vực trong lãnh thổ Ukraine đang nằm dưới sự kiểm soát của Nga, bao gồm cả bán đảo Crưm.
Cuối năm 2024, chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden và Anh đã cho phép Ukraine sử dụng các tên lửa tầm xa viện trợ để tập kích các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga, cụ thể ở các vùng biên giới Kursk và Bryansk. Song, Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump đã chỉ trích động thái này.
Cầu Kerch hay còn gọi là cầu Crưm dài 19km, được Moscow cho xây dựng sau khi bán đảo Crưm sáp nhập trái phép vào lãnh thổ Liên bang Nga năm 2014.
Cây cầu được hoàn thành vào năm 2018 và đóng vai trò là tuyến đường tiếp tế quan trọng cho các lực lượng Nga. Tuy nhiên, công trình này từng nhiều lần bị quân đội Ukraine tấn công và từng bị hư hại nặng nề trong các cuộc không kích vào tháng 10/2022 và tháng 7/2023. Các vị trí quân sự và khí tài của quân đội Nga ở bán đảo Crưm cũng bị phía Ukraine nhắm bắn nhiều lần.
TIN TỨC: THỜI SỰ NƯỚC ĐỨC
-
Cảnh sát Đức triệt phá đường dây buôn người, giải cứu phụ nữ Việt Nam bị ép bán dâm 09/04/2025
-
Friedrich Merz, Người sắp làm Thủ tướng Đức chặn đứng sự vĩ cuồng của Trump 30/03/2025
-
Vụ cướp xe bọc thép chở tiền táo tợn tại Berlin: Nhóm cướp có vũ trang chặn xe, đốt phương tiện để tẩu thoát 24/03/2025
-
Nước Đức rúng động vụ bác sĩ nghi sát hại 15 bệnh nhân chăm sóc giảm nhẹ 17/04/2025