9 nhà phân tích kinh tế hàng đầu của Việt NamSau đây là những nhà phân tích, bình luận kinh tế hàng đầu của Việt Nam cho đến năm 2010.

Phạm Chi Lan

Sinh năm 1945 là một chuyên gia kinh tế nổi bật của Việt Nam. Bà Phạm Chi Lan sinh tại huyện Từ Liêm, Hà Nội. Bà tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại Hà Nội  năm 1966. Sau khi tốt nghiệp, bà về công tác tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Bà từng là Tồng Thư ký và Phó chủ tịch của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thành viên của Ban Nghiên cứu của Thủ tướng.

Mảnh mai, trang nhã, giọng nói lúc nào cũng nhẹ nhàng, khúc chiết, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ, ngay cả khi đã về hưu vẫn là người rất được xã hội chú ý bởi những ý kiến sắc sảo, thực tế của bà trong lĩnh vực kinh tế thời cơ chế thị trường. Bà thuộc một trong số những chuyên gia kinh tế hàng đầu ở nước ta.

Giáo sư Tương Lai

Sinh ngày 18-04-1936 tại tỉnh Thừa Thiên Huế, tên thật là Nguyễn Phức Tường. Sau này lấy bút danh là Tương Lai, Bình Minh.

9 nhà phân tích kinh tế hàng đầu của Việt Nam_0

- Năm 1993-2006 là thành viên của nhóm tư vấn thủ tướng về phát triển các chính sách cho văn hóa và xã hội.

- Trong nhiều năm qua, ông thường xuyên viết các bài báo, phát biểu về các chủ đề văn hóa xã hội của Việt Nam một cách sắc sảo và thẳng thắn.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh

Sinh năm 1942 ở Hà Nội, là con trai của Lê Tư Lành. Sau khi tốt nghiệp đại học tại trường Đại học Kỹ thuật Leuna-Merseburg (Đức) năm 1967 ông sang Moskva  năm 1984 để học sau đại học và đã được cấp bằng tại Viện hàn lâm kinh tế quốc gia Nga.

Nguyên là Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (Central Institute for Economic Management - CIEM ), Hà Nội, Việt Nam. Ông được bổ nhiệm làm viện trưởng CIEM từ năm 1993.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh

Ông đã viết rất nhiều bài về kinh tế Việt Nam và về vấn đề tham nhũng.

Từ năm 2007 đến 2009, ông là thành viên của Viện nghiên cứu Phát triển IDS - Một viện nghiên cứu chính sách tư đầu tiên ở Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A

Nguyễn Quang A

Sinh năm 1946 tại tỉnh Bắc Ninh; Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam - Hungary , nguyên Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, nguyên Tổng Giám đốc Công ty 3C, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS.

Nhiều năm nay, cái tên Nguyễn Quang A đã gắn với những bài báo "gai góc đến gây sốc nhưng không hề ác ý mà luôn tràn đầy nhiệt huyết".

Nguyễn Trần Bạt

Sinh năm 1946 tại Hưng Nguyên, Nghệ An

- Năm 1995, ông tốt nhiệp khoa Luật trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội. Hiện nay, ông là Phó Chủ tịch Hội Sở hữu Trí tuệ Việt Nam, thành viên của Hội Luật gia Việt nam, Hiệp hội Luật sư Sáng chế Châu Á (APAA) và Hiệp hội Nhãn hàng Quốc tế (INTA).

9 nhà phân tích kinh tế hàng đầu của Việt Nam_1

- Ông Bạt được coi là người đầu tiên xây dựng một công ty Việt Nam tư vấn chuyên nghiệp về đầu tư và kinh doanh ngay sau khi Việt Nam ban hành chính sách “Đổi mới” năm 1987 mở cửa nền kinh tế Việt Nam cho các hoạt động đầu tư nước ngoài. Ông Bạt là tác giả của rất nhiều bài báo, sách và các công trình nghiên cứu tập trung vào nội dung làm thế nào Việt Nam phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá.

Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh

Vũ Thành Tự Anh

Phó Giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, là một trong những chuyên gia trẻ được nhiều người biết. Anh là thành viên nhóm nghiên cứu của Trường Kennedy thuộc Đại học Harvard (Hoa Kỳ), tham gia thực hiện bốn bài thảo luận chính sách theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam, là “cánh chim báo bão” nhẫn nại với nhiều bài báo đề cập những giải pháp tháo gỡ khó khăn từ một số chính sách của Nhà nước.

Giáo sư Trần Hữu Dũng

Là giáo sư kinh tế học của Đại học Wright State tại Dayton, Ohio, Mỹ. Ông chuyên về nghiên cứu kinh tế vùng Đông Á, đặc biệt là Việt Nam.

9 nhà phân tích kinh tế hàng đầu của Việt Nam_2

Giáo sư Dũng cũng là biên tập viên quản lý của cổng web nổi tiếng Arts & Letters Daily.

Riêng về Việt Nam, ông là tác giả của website Viet-studies cập nhật thường xuyên các bài báo, báo cáo nổi bật trong và ngoài nước về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng

Nguyễn Sỹ Dũng

Có chức danh là Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nhưng trong lòng công chúng báo chí, trong cái nhìn của nhiều người làm báo, suốt thời gian qua, ông còn là một nhà phản biện xã hội lúc nào cũng khúc chiết, trí tuệ và đầy tâm huyết, những tâm sự, những luận điểm nóng hổi, tính thời sự của ông thậm chí còn được một số cơ quan báo chí đưa ra thành diễn đàn để đông đảo độc giả cùng bàn luận. Ông luận về nhiều vấn đề quốc gia đại sự với một tinh thần thượng tôn khoa học, sắc sảo, đầy trách nhiệm công dân. Ông luôn chủ trương ủng hộ cái mới, tôn vinh giới trẻ và sức trẻ, song cũng không quên trách nhiệm của một người làm khoa học quản lý xã hội.

Giản Tư Trung Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty PACE

9 nhà phân tích kinh tế hàng đầu của Việt Nam_3

Là ông giám đốc bước chân ra ngõ lên ô tô? Là anh nhân viên quèn với đồng lương ba cọc ba đồng? Là một thợ sơn lao động thủ công? một sinh viên đại học xuất sắc? hay một giảng viên đứng lớp với thù lao cao nhất Việt Nam?... Mọi chức danh đều đúng với Giản Tư Trung bởi anh đã từng kinh qua tất cả các vị trí. Từ thương trường, quan trường đến khoa trường; từ làm chủ đến làm công; từ làm cho Nhà nước, đến làm cho tư nhân, rồi ra nước ngoài học việc... Không có việc gì mà anh chưa từng thử qua, để rồi đến tận bây giờ, khi đã bước qua tuổi băm, trở thành hiệu trưởng một trường đào tạo doanh nhân uy tín, anh vẫn chưa chịu dừng lại...

Theo Tầm Nhìn.




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC