Hà Thành là nơi tập trung nhiều ngôi chùa có cả ngàn năm tuổi. Chùa Vạn Niên - giống như cái tên của nó, đã trường tồn cùng với Thăng Long một nghìn năm nay.
Hà Thành là nơi tập trung nhiều ngôi chùa có cả ngàn năm tuổi. Chùa Vạn Niên - giống như cái tên của nó, đã trường tồn cùng với Thăng Long một nghìn năm nay.
Nằm ngay trên đường Lạc Long Quân khang trang sạch sẽ, chùa Vạn Niên không tấp nập người khói hương mà cảnh vật thanh bình cây cối xanh mát. Bức tượng Phật khá lớn đặt giữa trời, trước đài phun nước, những bông sen bông súng nở hoa tạo nên khung cảnh thanh tịnh khoáng đạt.
Ngày thường, chùa vắng lặng, đến ngày rằm và ngày lễ, người dân đến đây thắp hương rất đông. Không giống như các ngôi chùa khác người ta đến xin cầu tài làm ăn, chùa Vạn Niên mang hơi hướng cầu bình an, tránh tà, cầu xin sức khỏe cho gia đình, con cháu.
Cổng chùa Vạn Niên nằm ở bờ phía Tây của Hồ Tây, thuộc địa phận ấp Quán La, nay thuộc Xuân La, quận Tây Hồ. Hiện nay trên nóc chùa còn ba chữ triện đắp nổi “Vạn Niên tự” nhưng tên cũ của chùa là Vạn Tuế. Nhiều nhà sư danh tiếng như Lâm Tuệ Sinh, Lý Thảo từng trị vì ở đây.
Mặt bằng chùa bao gồm tam quan, chùa chính và điện mẫu, ẩn hiện dưới những vòm cây cổ thụ và in bóng xuống Hồ Tây. Bộ di vật của chùa gồm hơn 40 pho tượng tròn và 10 đạo sắc phong thần của thời Lê, Tây Sơn được đánh giá là lớn và có giá trị lịch sử - văn hoá nghệ thuật cao được lưu giữ tại chùa. Ngôi cổ tự này cũng là nơi dừng chân của nhiều du khách đến thưởng ngoạn cụm di tích Phủ - Đền - chùa Hồ Tây của Thủ đô ngàn năm tuổi.
Với những ngôi chùa cao niên gần ngàn năm tuổi như chùa Vạn Niên không chỉ là giữ lại nét đẹp truyền thống, cổ kính cho không gian của Thủ đô mà còn giữ lại cả nét độc đáo về văn hóa kiến trúc cho con cháu mai sau.
TH.