UBND TP Hà Nội vừa chính thức báo cáo xin ý kiến Thường trực Thành ủy về hồ sơ đặt, đổi tên và điều chỉnh độ dài 47 đường phố, 2 cầu, 1 công viên và 1 bảo tàng vào ngày 21/6 vừa qua.
Theo đó, các cấp, ngành, cơ quan liên quan đã cùng thông qua 47 tên sẽ đặt, đổi với mong muốn trở thành tên gọi chính thức cho các đường, phố Hà Nội, cùng với tên cầu Thanh Trì, Vĩnh Tuy, tên Công viên Hòa Bình và Bảo tàng Hà Nội.
Địa bàn có nhiều đường, phố được đặt, đổi tên nhất lần này là huyện Từ Liêm, nếu kể cả tên “Đại lộ nghìn năm” cho đường Láng – Hòa Lạc chạy qua huyện này nữa là 12 đường, phố.
11 đường, phố còn lại có tên mới tại huyện Từ Liêm là: đường Mỹ Đình, đường Tân Xuân, đường Nguyễn Xiển, đường Nghiêm Xuân Yêm, đường Hoàng Tăng Bí, phố Trần Hữu Dực, phố Lưu Hữu Phước, phố Bùi Xuân Phái, phố Trần Văn Cẩn, phố Hoài Thanh, phố Cao Xuân Huy.
Huyện nhiều đường, phố có tên mới “xếp thứ 2” đợt này là Long Biên, với 7 tên: phố Nguyễn Văn Hưởng, phố Kẻ Tạnh, phố Hoàng Như Tiếp, phố Ái Mộ, phố Huỳnh Tấn Phát, phố Ngọc Trì, phố Gia Thụy.
Nhiều thứ 3 là quận Hoàng Mai, với 5 tên: phố Định Công Hạ, phố Linh Đàm I, phố Nguyễn Cảnh Dị, phố Nguyễn Công Thái, phố Hồng Quang.
Đáng chú ý, Hà Nội sẽ có phố Lụa ở Hà Đông, phố Gạch ở Phúc Thọ, phố Cổng Ô ở thị xã Sơn Tây…
Đường Láng – Hòa Lạc chạy qua các huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất được thống nhất báo cáo, chính thức xin ý kiến Thường trực Thành ủy Hà Nội đặt tên là “Đại lộ nghìn năm”.
Theo Bee.