Mặc cả lãi suất, xuất hiện ngân hàng chào mời mức lãi tới gần 13%
Cùng một ngân hàng nhưng tuỳ chi nhánh và phòng giao dịch, mức lãi suất áp dụng khác nhau. Gần đây, nhiều người có tiền đã “rỉ tai” nhau những “mối quen” trong ngân hàng để gửi lãi suất cao hơn. Chiều 27.1, trong vai một khách hàng có 1 tỉ đồng cần gửi tiết kiệm, phóng viên đi tìm ngân hàng có lãi suất cao nhất thị trường.
Tại PVcomBank (quận Cầu Giấy, Hà Nội), mức lãi suất cao nhất giao dịch viên chào mời lên tới 12,8% cho kỳ hạn 15 tháng.
Để được hưởng mức lãi suất cao chót vót này, ngoài số tiền gửi lớn, khách hàng còn được chào mời mua kèm gói bảo hiểm Prudential.
Theo đó, nếu gửi 1 tỉ đồng mua kèm gói bảo hiểm 20 triệu đồng thì khách hàng được cộng thêm 2% lãi suất từ 10,8% lên 12,8%/năm. Ở kỳ hạn 12 tháng, lãi suất ngân hàng chào mời hiện ở mức 10,5%/năm.
NCB niêm yết công khai lãi suất cao nhất lên tới 9,35%. Tuy nhiên, nếu số tiền gửi lớn, mức lãi suất cao nhất có thể lên tới 11,1%. Ảnh: Hương Nguyễn
Tại NCB (quận Cầu Giấy, Hà Nội), lãi suất cao nhất lên tới 11,1% cho kỳ hạn 12 tháng. Lãi suất niêm yết công khai tại quầy là 9,4%/năm cho kỳ hạn 12 tháng.
Tuy nhiên, nhân viên ngân hàng “rỉ tai” khách hàng: “Nếu chị gửi 1 tỉ đồng, mua kèm gói bảo hiểm trong 1 năm thì lãi suất lên tới 10,9%/năm. Nếu chị mở tài khoản số đẹp tại NCB và để số tiền trị giá 0,2% tổng số tiền chị muốn gửi tiết kiệm (tương đương 20 triệu đồng) trong vòng 6 tháng không rút thì sẽ cộng thêm 0,2% lãi suất. Như vậy, mức lãi suất cao nhất cộng dồn các chương trình là 11,1%/năm”.
Với những tín hiệu gần đây có thể khẳng định thị trường chứng khoán đã xác nhận xu hướng tăng trong ngắn hạn với động lực đến từ vài điểm sáng của mùa kết quả kinh doanh, câu chuyện riêng của nhóm ngành ngân hàng hay lực kéo từ đầu tư công... Video: Khánh Linh - Anh Tú
Doanh nghiệp thép lún sâu vào thua lỗ, có thể kéo dài hết nửa đầu năm nay
Giới phân tích đánh giá lợi nhuận của ngành thép sẽ tiếp tục giảm trong nửa đầu năm, nhưng dần phục hồi vào cuối năm nhờ khả năng phục hồi nhu cầu ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu.
Ba doanh nghiệp chiếm phần lớn thị phần ngành thép đã chìm trong thua lỗ. Ảnh: Thu Giang
Nắm phần lớn thị phần ngành thép, việc ba cái tên lớn là Hoà Phát, Thép Việt Nam và Thép Nam Kim báo lỗ đã vẽ lên bức tranh xám màu của toàn ngành trong năm qua.
Cụ thể, ông lớn Hòa Phát (mã chứng khoán HPG) ghi nhận doanh thu quý IV/2022 u ám với khoản lỗ kỷ lục gần 2.000 tỉ đồng. Đây là quý thứ 2 doanh nghiệp này lỗ nặng liên tiếp.
Lũy kế cả năm 2022, Hòa Phát ghi nhận doanh thu 142.000 tỉ đồng, giảm 5% so với 2021. Lợi nhuận sau thuế cả năm đạt hơn 8.400 tỉ đồng, chỉ bằng 24% so với năm 2021.
Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSteel, mã chứng khoán: TVN) bão lỗ sau thuế 410 tỉ đồng trong quý lV/2022, nối tiếp quý lỗ kỷ lục trước đó (lỗ 535 tỉ đồng). Theo đó, TVN ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 8.100 tỉ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ. Công ty vẫn có lãi gộp 309 tỉ đồng, tăng 70% so với cùng kỳ.
Thị trường vàng trong nước bắt đầu bước vào mùa cao điểm nhất trong năm khi chỉ còn ít ngày nữa là tới ngày vía Thần Tài (mùng 10 tháng Giêng).
Nguồn: Báo Lao động