LamphatLạm phát tại Việt Nam chậm lại một chút trong tháng thứ hai liên tiếp vào tháng Mười nhưng vẫn ở mức cao nhất châu Á.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng Mười tăng 21,59% so với một năm trước đó, theo Tổng cục Thống kê.
Lạm phát ở mức cao kỷ lục 23% vào tháng Tám và hạ xuống 22,4% trong tháng Chín.

Giá lương thực vẫn tiếp tục tăng mạnh, ở mức 31,72% trong tháng Mười so với một năm trước đó.

Việt Nam vào năm may chuyển ưu tiên từ tăng trưởng kinh tế thành ổn định kinh tế vĩ mô.

Tuy nhiên chính phủ đã phải nâng mục tiêu lạm phát năm 2011 từ 15% tới 18% do giá cả vẫn tăng mạnh.

Cả Quốc tế Quỹ Tiền tệ và Ngân hàng Phát triển Châu Á dự báo mức lạm phát trung bình của Việt Nam theo năm khoảng 19%.

Chính phủ thực hiện một loạt các biện pháp, bao gồm tăng lãi suất cơ bản, cam kết cắt giảm chi tiêu công, và giảm tín dụng dưới 20%.

Trong khi đó thâm hụt mậu dịch trong tháng Mười thu hẹp được khoảng 800 triệu đôla.

Xuất khẩu tăng 4,5% từ tháng Chín, đạt đến 8,3 tỷ USD trong khi nhập khẩu giảm 3,7%, đứng ở mức 9,1 tỷ USD.

Việt Nam bị thâm hụt mậu dịch 8,4 tỷ USD trong mười tháng đầu năm, xuất khẩu được 78 tỷ USD trong khi chi 86,4 tỷ USD cho nhập khẩu.

Tuần trước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra một mục tiêu lạm phát năm 2012 dưới 10%.

Trong bài diễn văn dài về tình hình kinh tế xã hội đọc tại Quốc hội ngày 20/10/2011 ông Dũng nói nguyên nhân chủ quan là do những yếu kém nội tại của nền kinh tế với mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư kém hiệu quả tích tụ từ nhiều năm.

Ông Dũng cũng nói tới "những hạn chế, yếu kém trong lãnh đạo, quản lý, nhất là trong quản lý kinh tế vĩ mô, điều hành chính sách tài chính, tiền tệ, trong quản lý đầu tư công, quản lý doanh nghiệp nhà nước".

Theo BBC.




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC