Tiếp thị sữa làm hộ CSGT, chuyện hài muốn khóc_0

Nếu có cuộc bình bầu chuyện hài nào hay nhất về nghề cảnh sát năm 2015, chắc người dân sẽ bỏ phiếu cho câu chuyện của tốp CSGT làm nhiệm vụ tại Ngã ba Thái Lan (Đồng Nai) vào ngày 4/9.

Trong kíp trực này, đã xảy ra tranh cãi giữa các chiến sĩ CSGT với người vi phạm giao thông, kết quả là một người mặc thường phục trong nhóm CSGT đã đánh một phụ nữ tới chảy máu mồm.

Nếu có cuộc bình bầu chuyện hài nào hay nhất về nghề cảnh sát năm 2015, chắc người dân sẽ bỏ phiếu cho câu chuyện của tốp CSGT làm nhiệm vụ tại Ngã ba Thái Lan (Đồng Nai) vào ngày 4/9.

Đến hôm nay thì Công an Đồng Nai đã chính thức đưa ra kết luận về vụ việc, thấy chị Hoàng Anh đang quay video và lớn tiếng, Phạm Minh Trí (35 tuổi, ngụ xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, nhân viên tiếp thị sữa, đang ở chốt kiểm tra của CSGT) đi thẳng đến hất vai trái vào người chị Hoàng Anh, mục đích làm rơi điện thoại, không cho chị Hoàng Anh quay video nữa và sau đó đánh chị.

Trong vụ việc này, kết luận cũng nêu rõ, Thượng úy Võ Chí Công có sai phạm khi nhờ Phạm Minh Trí (là bạn của Thượng úy Công, không phải là CSGT) đứng nghe bộ đàm, ghi chép vi phạm tốc độ, thời gian, biển kiểm soát phương tiện vi phạm giúp Thượng úy Công dẫn đến việc Trí đánh chị Hoàng Anh.

Đọc kết luận mà thấy nực cười, có người đã đặt câu hỏi, phải chăng Thượng úy Công là người không đủ năng lực hành vi? Nhiệm vụ của mình là làm CSGT nhưng lại sĩ quan này phải nhờ bạn đến nghe bộ đàm, ghi chép vi phạm tốc độ và nhân thể... xô xát với người vi phạm.

Hay bây giờ có cái “mốt” một vị làm CSGT thì đằng sau phải có thêm cả “tiểu đệ, lâu la” đi trước đi sau tiền hô hậu ủng? Có CSGT nước nào thi hành nhiệm vụ lại dắt theo cả bạn để “làm hộ” mình như vậy không?

Trước đây, dư luận đã từng lên tiếng rất nhiều lần về những vụ khi người vi phạm giao thông va chạm với CSGT, ngay lập tức từ đâu đó, xuất hiện ngay vài người mặc thường phục ra đánh đập, trấn áp để dằn mặt. Liệu “người bạn nhân viên tiếp thị sữa” này có phải là trường hợp ấy?

Không thể chấp nhận được sự lộn xộn và coi thường pháp luật của những người đang làm trong lực lượng thực thi pháp luật này. Công an nhờ tiếp thị sữa nghe bộ đàm, ghi chép phạt, vậy thầy giáo có thể nhờ ông đánh giầy vào dạy thay mình không? Bác sĩ có thể nhờ ông xe ôm vào khám bệnh giúp mình được không? Cứ như thế thì xã hội sẽ đảo lộn tùng phèo hết cả.

Nhân viên tiếp thị sữa Phạm Minh Trí (bên trái) đang làm nhiệm vụ hộ Thượng úy Võ Chí Công. Ảnh: cắt từ clip

Thế mới nói, chuyện CSGT nhờ nhân viên tiếp thị sữa “làm hộ” nhiệm vụ này đích thực là một chuyện hài, mà là chuyện hài cười ra nước mắt. Bởi nó cũng giống như những sự thực đắng lòng khác trong xã hội hôm nay.

Cái gì cũng đúng quy trình hết, nhưng vì sao đúng quy trình mà dư luận lại dậy sóng xôn xao, lại bất bình?

Chính những người có trọng trách hơn ai hết phải giữ gìn kỷ cương, phép tắc để người dân nhìn vào mà noi theo thì lại đang hành xử bất chấp luật lệ như vậy, còn nói được ai?

Trong kết luận nêu rõ Thượng úy Công phải kiểm điểm về sai phạm này, nghe sao mà dễ dàng trôi lọt thế. Là người đại diện cho lực lượng thi hành pháp luật để làm việc với công dân, thế mà lôi cả một ông cha vơ chú váo ở đâu vào làm thay việc cho mình, xong chỉ bị kiểm điểm thì chẳng khác nào được cấp trên xuê xoa bỏ quá.

Chỉ có thể nói một từ, thất vọng.

  • Mi An




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC