Triển vọng kinh tế Việt Nam hậu khủng hoảngTheo giới chuyên gia, có hai nhóm nguyên nhân thúc đẩy xu hướng hồi phục của kinh tế Việt Nam: sự chuyển biến tích cực của kinh tế toàn cấu và hiệu quả bước đầu của các gói kích thích kinh tế của Chính phủ.

Kinh tế thế giới - đã xuống tới đáy?

Dựa trên những chỉ dấu tăng trưởng tại các đầu tàu kinh tế hàng đấu như Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật và Trung Quốc, nhiều chuyên gia cho rằng nền kinh tế toàn cấu đã xuống tới đáy và đang có dấu hiệu hồi phục.

Theo số liệu do Cơ quan Phân tích Kinh tế Mỹ mới công bổ, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong quý II/2009 chỉ tăng trưởng âm 1% (-l%), thấp hơn so với mức dự đoán -1,5% được đưa ra trước đó, cũng như so với mức sụt giảm GDP của ba quý liên tiếp liền kề. Giới phân tích đã nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ trong quý tới là từ 2,5% đến 3 % và khả năng đà tăng trưởng sẽ được giữ vững đến hết năm 2009, đưa nước Mỹ ra khỏi cơn suy thoái.

Xu hướng tương tự cũng đang diễn ra tại châu Âu. Trong quý II/2009, GDP của khối các nước sử dụng đồng Euro (Eurozone) suy giảm 0,1%, thấp hơn nhiều so với mức sụt giảm 2,5% được ghi nhận trong quý I/2009. Hai nền kinh tế hàng đầu khu vực Pháp và Đức cũng đã chứng kiến sự tăng trưởng trở lại, đạt mức 0,3% trong quý II.

Châu Á - Thái Bình Dương dường như vẫn chứng tỏ là khu vực năng động bậc nhất trong giai đoạn khủng hoảng. Không quá ngạc nhiên khi Trung Quốc đạt thành tích tốt bất chấp khủng hoảng, tăng trưởng GDP qúy II/2009 đạt 7,9%, cao hơn mức 6,1% của quý trước đó. Gói kích thích kinh tế không lố của Trung Quốc đã phát huy tác dụng trong khi Chính phủ nước này đặt mục tiêu tăng trưởng 8% cho cả năm 2009. Tại Nhật Bản, theo số liệu do Văn phòng Nội các nước này công bố ngày 17.8.2009, GDP của Nhật Bản trong quý II/2009 đã tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2008 sau khi đã sụt giảm tới 11,7% trong quý I. Động lực thúc đẩy tăng trưởng chính là sự hồi phục mạnh mẽ của hoạt động xuất khấu ( quý II/2009 tăng 6,3% so với quý I) và tiêu dùng nội địa (tăng 0,8% trong quý II và đóng góp 0,5% vào tăng trưởng GDP Nhật Bản).

Diễn biến kinh tế thế giới trong nửa đầu năm 2009 đã khiến nhiều thể chế quốc tế và trung tâm nghiên cứu xem xét lại những dự đoán được công bố trước đó theo hướng lạc quan hơn. Báo cáo kinh tế thế giới (World Economic Outlook) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố ngày 8.7.2009, dự báo kinh tế thế giới chỉ giảm 1,4% trong năm nay so với mức giảm 2,5% đến 2,9 % gã đưa ra trước đó. Nhận định này cũng được mạng nghiên cứu kinh tế Economist Intelligence Unit (EIU) thuộc tạp chí the Economist chia sẻ cùng viện dẫn rằng sự nới lỏng các chính sách tài khóa, tiền tệ, tác động của các gói kích thích kinh tế khổng lồ là nguyên nhân khiến lòng tin của lĩnh vực tư nhân khôi phục và triển vọng kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng trở lại từ nửa cuối năm 2009.

Kinh tế Vệt Nam - động lực từ những gói kích cầu

Theo giới chuyên gia, kinh tế Việt Nam trong nửa đầu năm 2009 chứng kiến những dấu hiệu chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn yếu ớt và chưa rõ rệt. Tăng trưởng GDP trong quý I/2009 đạt 3,1%, quý II đạt 4,5%. Tính chung trong sáu tháng đấu năm, GDP tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2008. Sự hồi phục kinh tế nhìn chung còn chậm chạp, tuy nhiên dường như thời kỳ khó khăn nhất đã qua.

Diễn biến tích cực của kinh tế Việt Nam trong sáu tháng đầu năm 2009 là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó đáng chú ý là tác dụng của các chương trình kích cầu với tổng giá trị lên tới 8 tỷ USD mà Chính phủ đang triển khai, bao gồm các chương trình hỗ trợ lãi suất, miễn giảm, giãn một số loại thuế, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, trợ cấp thất nghiệp…Chính sách hỗ trợ lãi suất giai đoạn đầu đã có tác dụng tích cực trong việc đảm bảo luân chuyển tính dụng cho nền kinh tế, giúp doanh nghiệp giảm nhiều căng thẳng trong kinh doanh cũng như giúp cải thiện hoạt động kinh doanh của các hệ thống các ngân hàng thương mại.

Đáng chú ý, trong các chương trình đang triển khai, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được xem là một trong những ưu tiên quan trọng. Với việc hỗ trợ 100% lãi suất đổi với các khoản vay ngắn và trung hạn mua sắm máy móc, thiết bị và vật tư sản xuất nông nghiệp, mục tiêu của chính sách này là hỗ trợ nông dân, thúc đẩy tiêu dùng, kích thích tiêu dùng với thị trường chiếm tới hơn 70% dân số. Chương trình “Hàng Việt về nông thôn” đã bước đầu khơi dậy tiềm năng của khu vực đông dân nhất cả nước. Tới đây, chương trình này tiếp tục được mở rộng với sự tham gia của các tập đoàn phân phối bán lẻ lớn như Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra), Co.opMart . . . hứa hẹn sẽ tạo bước đột phá trong khai thác thị trường nông thôn.

Triển vọng cuối năm - lạc quan thận trọng

Kinh tế Việt Nam sẽ diễn biến như thế nào trong giai đoạn hậu khủng hoảng? Các kịch bản phát triển hình chữ V, U, L hay W đều được các chuyên gia đề cập và tranh luận. Trên cơ sở những số liệu kinh tế được công bố trong quý II/2009, giới nghiên cứu cho rằng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay có thể xoay quanh mức 4% - 4,5%.

Có nhiều cơ sở để lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam trong nửa cuối năm 2009. Trước hết, đó là sự hối phục lòng tin của người tiêu dùng trong nước, bằng chứng là tăng trưởng của thị trường bán lẻ. Theo số liệu của Bộ Công thương, doanh thu bán lẻ cả nước trong bảy tháng đấu năm 2009 tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2008 đạt 643,74 ngàn tỉ đồng. Ông Vũ Huy Hoàng - Bộ trưởng Bộ Công thương kỳ vọng, doanh số bán lẻ sẽ tăng trưởng 25,1% và đạt mức 1.210 ngàn tỉ đồng trong cả năm 2009. Khủng hoảng kinh tế dường như không tác động nhiều tới người tiêu dùng thuộc tầng lớp giữa, họ vẫn tiếp tục tiêu tiền và đi du lịch như bình thường.

Bên cạnh đó, diễn biến trên thị trường chứng khoán cũng rất đáng chú ý. Trong quý II/2009, chỉ số chứng khoán VN- Index đã tăng 60%, mức ấn tượng nhất châu Á và đứng thứ hai toàn thế giới; tính chung từ đầu năm 2009, chỉ số này tăng 42%, lớn thứ chín trong tổng số 89 chỉ số quan trọng trên thế giới mà Bloomberg theo dõi. Sự hồi phục mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, phong vũ biểu của nền kinh tế, dường nhu phần nào phản ánh sự khôi phục lòng tin của nhà đấu tư đối với thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, diễn biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng khiến nhiều người nhớ lại giai đoạn những năm 2007, 2008, khi thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh nề cũng là lúc nền kinh tế chịu sự tác động mạnh mẽ của lạm phát. Các định chế tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới mới đây đều khuyến cáo về chính sách tiền tệ nới lỏng của Việt Nam thông qua chương rình hỗ trợ lãi suất có thể dẫn tới nguy cơ tái lạm phát. Nhiều khả năng lạm phát trong năm 2009 có thể lên tới 8% - 9%. Ngân hàng thế giới khuyến cáo tình trạng thâm hụt ngân sách lớn có thể tác động tiêu cực tới đầu tư tư nhân, giảm khả năng khôi phục và tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia sau khủng hoảng.

Triển vọng tăng trưởng trong những tháng cuối năm phần nhiều phụ thuộc vào diễn biến của thị trường quốc tế, nhất là trong bối cảnh tỉ trọng xuất khẩu trong kinh tế biệt Nam chiếm đến hơn 72% GDP, nhập khẩu và dịch vụ chiếm trên 100% GDP, Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào kinh tế thế giới. Tuy nhiên, nhiều khả năng, xuất khấu của Việt Nam trong nửa cuối năm 2009 không thể đạt mục tiêu kể ra “tương đương với năm 2008": qua bảy tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu đã giảm 13,40 %, xuất khẩu năm nay chắc chắn sẽ không bằng năm ngoái. Mặc dù nền kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu hồi phục, tuy nhiên điều chắc chắn là thị trường thế giới hậu khủng hoảng sẽ trở nên bảo hộ hơn và cạnh tranh quốc tế cũng sẽ ngày càng gay gắt.

Nguồn:  Tạp chí Marketing Việt Nam



 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC