Việt Nam cần sớm nghiên cứu và ban hành các khuôn khổ pháp lý liên quan, bảo đảm việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào các công việc một cách rõ ràng, chỉ rõ nguồn gốc các phần được tạo ra từ những công cụ hỗ trợ thông minh như thế.

ChatGPT là một thách thức và Việt Nam cần ban hành quy định để ứng phó. 

1 Viet Nam Can Ban Hanh Quy Dinh De Ung Pho Voi Chatgpt

Logo của ChatGPT trên màn hình ở Toulouse, Pháp, hôm 23/1/2023

Mạng Báo Điện tử Chính phủ Việt Nam ngày 6/2/2023 dẫn trả lời của Viện trưởng Viện Công nghệ- Thông tin (Viện CN-TT) Việt Nam, PGS-TS Nguyễn Trường Thắng trong một cuộc phỏng vấn như vừa nêu.

Theo Viện trưởng Viện CN-TT Việt Nam thì ChatGPT là một thách thức lớn cho bộ máy quản lý của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong việc đánh giá năng lực thực cự của nhân viên. Lý do theo vị Viện trưởng CN-TT của Việt Nam thì khó có thể phân biệt được một tài liệu văn bản do con người làm ra hay co công cụ thông minh như ChatGPT thực hiện.

Ông Nguyễn Trường Thắng cho rằng

Mạng báo Tiền Phong ngày 6/2/2023 dẫn phát biểu của PGS-TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Các Khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, rằng nhiều người lo lắng học sinh có thể dùng công cụ ChatGPT để gian lận trong học tập, thi cử. Do đó, theo ông Nam, việc đánh giá cần phải thay đổi theo hướng sáng tạo chứ không thể chỉ dựa trên trí nhớ.

ChatGPT (Chat Generative Pre-trained Transformer) là công cụ sử dụng AI có bộ dữ liệu huấn luyện ban đầu do OpenAI dựng sẵn với 300 tỷ từ.

ChatGPT sau hai tháng ra mắt đã có 100 triệu người dùng trên toàn thế giới. Nó có thể trả lời mọi câu hỏi trong nhiều lĩnh vực.

Nguồn: RFA




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC