Ở Việt Nam, quan chức địa phương uống những chai rượu hàng nghìn đôla mà ở Nhật họ cũng không dám uống.

 

Đánh giá về mức độ tiêu thụ rượu bia của người Việt, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói:

“Tôi nghĩ có một con số mà người Việt chẳng đáng tự hào gì đó là người Việt tiêu thụ bia nhiều nhất trong khu vực. Nhất là trong điều kiện Việt Nam là một nước nghèo, thu nhập thấp, chắt chiu nhiều, vẫn phải ngửa tay đi xin viện trợ và còn nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo cần phải làm trong nước”.

Theo bà Lan, trong điều kiện khó khăn như vậy nhưng  mức tiêu thụ rượu bia lại ở mức cực kỳ vô lý.

Càng tàn tệ hơn, rượu bia là nguyên nhân của tai nạn giao thông, bạo lực trong gia đình. Chỉ vì rượu bia mà mất hết lí trí, tàn sát, đâm chém kể cả người thân, gia đình, hàng xóm...

Theo thống kê của các Sở y tế trên cả nước, chỉ trong 8 ngày Tết, cả nước có hơn 5.000 trường hợp nhập viện vì đánh nhau, trong đó có 13 người tử vong.

Nguyên nhân của rất nhiều vụ đánh nhau ngày Tết là do say rượu bia.

Bà Lan cho rằng, mặc dù Nhà nước đã có lệnh cấm không sử dụng rượu bia trong giờ làm việc, bữa trưa nhưng thực tế không cấm được hoàn toàn. Thậm chí đi về các nơi có thể thấy, người nhà nước, quan chức ở các địa phương dùng những chai rượu rất đắt tiền.

Việt Nam thêm kỷ lục rượu bia: Quan chức chi bạo hơn...Nhật - 0

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

Ngoài ra, quan chức Việt tiêu dùng những thứ rất đắt tiền, đồng hồ, điện thoại, ô tô… cao hơn rất nhiều  với mức sống.

Thế nên ông ấy mới nghĩ bụng, như vậy thì Nhật Bản còn đi viện trợ cho Việt Nam làm gì nữa”, bà Lan kể lại câu chuyện.“Đã có lần tôi ngồi nói chuyện với trưởng JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản) ở Việt Nam, ông ấy nói có lần về địa phương, quan chức địa phương mời ông những chai rượu hàng nghìn đôla mà ở Nhật họ cũng không dám uống.

Theo bà, Việt Nam không chỉ đứng top đầu về mức độ tiêu thụ rượu bia nhiều nhất thế giới mà còn có tình trạng, nhiều quan chức của tỉnh nghèo đang phải ngửa tay xin viện trợ nhưng tiêu dùng rất hoang phí, không thích đáng.

“Tuy ông ấy không nói ra nhưng tôi nghĩ trong đầu ông ấy đang đặt câu hỏi những người đó sử dụng như vậy, phải chăng một phần tiền viện trợ đang chảy vào túi quan tham chứ không phải về đến tay người dân nghèo”, bà Phạm Chi Lan nói.

Về vấn đề tiêu thụ rượu bia của người Việt, theo báo cáo của Hiệp hội Bia rượu Nước giải khát Việt Nam (VBA) cho biết, năm 2015, sản lượng sản xuất và tiêu thụ bia ở Việt Nam đạt 3,4 tỷ lít, tăng 10% so với năm trước và gần 41% so với 2010. Trong đó, riêng Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) đạt 1,5 tỷ lít, số còn lại thuộc về các doanh nghiệp khác.

Tiêu thụ bia tăng từ 2,8 tỷ lít năm 2012 lên hơn 3 tỷ lít, trở thành quốc gia tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 3 ở Châu Á, chỉ sau Nhật Bản và Trung Quốc.

Theo thạc sĩ Vũ Minh Hạnh, Phó viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế cho biết, mức tiêu thụ rượu bia bình quân đầu người một năm của thế giới là 6,2 lít, không thay đổi trong 15 năm qua, đạt ngưỡng bão hòa.

Việt Nam thì ngược lại, là một trong những thị trường hấp dẫn với các công ty đa quốc gia sản xuất rượu bia. Giai đoạn 2003-2005, người Việt chỉ uống bình quân gần 4 lít một năm, hiện tăng lên 6,6 lít.

Dự báo, đến năm 2025, Việt Nam sẽ vượt thế giới với mức tiêu thụ rượu bia lên đến 7 lít/người/năm.

Chuyên gia này phân tích, mức sử dụng rượu bia bình quân đầu người của Việt Nam có xu hướng tăng nhanh.

Đặc biệt, mức tiêu thụ trung bình một năm của nam giới là 27,4 lít, gấp hơn 4 lần mức trung bình toàn cầu.

Gần một nửa nam giới Việt Nam có sử dụng rượu bia. Trong khi các nước khác tiêu thụ chủ yếu là rượu bia chính thống (do các nhà máy sản xuất), Việt Nam thì ngược lại.

“Chúng tôi từng đi một số nơi để tìm hiểu cách sản xuất rượu của người dân như thế nào.Hiện rất ít nơi còn sản xuất truyền thống theo kiểu chưng cất mà sử dụng cồn công nghiệp.

Ví dụ ở Sơn La, người dân mua men Trung Quốc về ngâm gạo sống 2 ngày là đã có rượu uống. Ở phía Nam người ta thường cho cồn vào can nước 20 lít, phơi dưới ánh nắng 8-9 tiếng là được. Tác hại của những loại rượu này rất lớn”, thạc sĩ Hạnh nhấn mạnh.

Tú Nhi (Tổng hợp)




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC