Được tôn sùng là siêu thực phẩm, thần dược... Tuy nhiên, ít người biết nếu dùng sai cách, gừng lại thành chất độc hại gây ung thư gan, hoại tử tế bào...

42 1 3 Sai Lam Khi Dung Gung Gay Hai Suc Khoe Dieu Cuoi Nhieu Nguoi Mac Phai Lai Nguy Hiem Nhat

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Gừng vừa là gia vị vừa là thuốc, có thể giúp ngăn ngừa, điều trị nhiều chứng bệnh nên rất được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi. Gừng có thể được dùng trực tiếp qua đường ăn uống hoặc xoa bóp bên ngoài da, xông hơi... đều mang lại nhiều tác dụng tốt.

Theo Đông y, gừng có vị ngọt, cay nhưng ấm, có công dụng tán hàn ôn trung, phát hãn, làm ấm tỳ vị, chống nôn, sát khuẩn, giảm đau, chống viêm, còn có thể thư giãn mao mạch, tăng cường tuần hoàn máu, kích thích dạ dày hỗ trợ tiêu hóa.

Tuy nhiên, giống như nhiều vị thuốc khác, việc lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách gừng có thể gây hại khôn lường cho sức khỏe, thậm chí dẫn đến những bệnh nan y như ung thư.

Những người không được sử dụng gừng

Người bị say nắng, sốt cao: Gừng có tính nóng sẽ khiến thân nhiệt của người bệnh tăng cao, gây tổn thương các mạch máu, thậm chí là xuất huyết.

 42 2 3 Sai Lam Khi Dung Gung Gay Hai Suc Khoe Dieu Cuoi Nhieu Nguoi Mac Phai Lai Nguy Hiem Nhat

Người huyết áp cao: Uống nước gừng khi bị hạ huyết áp rất tốt, nhưng nếu dùng khi huyết áp tăng lại rất nguy hiểm. Bởi vì lúc này, gừng sẽ giống như chất kích thích, khiến bệnh nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến.

Người đang sử dụng thuốc: Gừng có thể tương tác với một số loại thuốc, vì vậy khi uống thuốc, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Tốt nhất không nên kết hợp gừng với một số loại thuốc để hạ huyết áp, thuốc kích thích hoạt động của cơ tim và chống loạn nhịp tim.

 42 3 3 Sai Lam Khi Dung Gung Gay Hai Suc Khoe Dieu Cuoi Nhieu Nguoi Mac Phai Lai Nguy Hiem Nhat

Người bị đau dạ dày: Trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày, khiến niêm mạc bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét. Những người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng ăn gừng thường xuyên sẽ khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.

Người bị bệnh trĩ, xuất huyết: Gừng có tính nóng, có thể làm vỡ các mạch máu bị yếu. Do đó, những người có tiền sử rối loạn chảy máu như chảy máu cam, chảy máu tử cung, bệnh trĩ không nên ăn gừng.

Phụ nữ có thai: Tuy gừng rất tốt để giảm các triệu chứng thai nghén như buồn nôn và nôn, tuy nhiên trong những tháng cuối thai kỳ, thai phụ nên hạn chế ăn gừng vì loại thực phẩm này có thể làm tăng huyết áp, gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

Cách dùng gừng không đúng, gây hại sức khỏe

Gọt bỏ vỏ: Gừng chỉ giữ được đầy đủ dược tính khi có cả vỏ, vì thế nếu gọt vỏ gừng trước khi sử dụng sẽ khiến gia vị này không phát huy hết tác dụng. Bạn chỉ cần rửa sạch gừng là đã có thể sử dụng.

 42 4 3 Sai Lam Khi Dung Gung Gay Hai Suc Khoe Dieu Cuoi Nhieu Nguoi Mac Phai Lai Nguy Hiem Nhat

Ăn nhiều gừng: Gừng thuộc tính nhiệt ăn nhiều có thể gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt trong người. Do vậy, trong trường hợp đi nắng về bị say nắng, say nóng tuyệt đối không được dùng gừng.

Không ăn gừng bị dập, héo: Quá trình dập nát, cũ hỏng khiến bên trong củ gừng sản sinh ra một chất độc hại có tên là shikimol. Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết.

Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể làm biến tính, hoại tử tế bào gan, từ đó dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản dù bạn chỉ hấp thụ một lượng rất ít.

Những thực phẩm kỵ với gừng

Gừng kị thịt chó: Thịt chó dinh dưỡng phong phú, là thức ăn đại nóng; gừng cũng là thức ăn cay. Nếu ăn chung hai thứ sẽ động hỏa, không tốt cho sức khỏe.

Gừng kị vang trắng: Gừng tính nóng; vang trắng tính cay ấm. hai thứ đều có tính kích thích, nếu dùng chung sẽ làm tổn thương đường tiêu hóa, cho nên vì sức khỏe của đường tiêu hóa, không nên dùng chung.

Gừng kị thịt ngựa: Tuy thịt ngựa dinh dưỡng phong phú, nhưng nếu ăn chung với gừng sẽ gây bệnh tị, ho, không tốt cho sức khỏe.

Gừng kị thịt thỏ: Thịt thỏ khí vị cay, bình, không độc, có công hiệu an trung ích khí, giải nhiệt ngừng khát, kiện tì dưỡng vị. ăn chung với gừng sẽ phá hoại chất dinh dưỡng trong thịt thỏ.

Nguồn: Đời sống & Pháp luật




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC