Mùa đông nên ăn nhiều khoai lang sẽ rất tốt cho cơ thể, nhưng ăn khoai lang cũng có nhiều điều cấm kỵ.
Chúng ta hãy xem khoai lang có những tác dụng chăm sóc sức khỏe như thế nào và nên ăn như nào mới tốt cho sức khỏe nhé.
Khoai lang có thể phòng cảm cúm
Tiết trời chuyển lạnh thường kéo theo dịch cúm. Mới đây, báo chí Mỹ cho biết, khoai lang có thể giúp chống cúm, phòng ngừa và điều trị cảm lạnh. Khoai lang là nguồn thực vật tốt nhất của beta carotene, giúp cơ thể chế tạo đủ tế bào bạch cầu, ngăn chặn sự nhiễm trùng do virus cúm gây ra.
Khoai lang có thể giúp giảm cân
Ngũ cốc thô giàu chất xơ, sau khi vào ruột có thể làm sạch các chất thải trong ruột, tích hợp độc tố và chất độc bài tiết ra ngoài một cách thuận lợi. Khoai lang cũng giàu chất xơ, vitamin và có tác dụng như một loại ngũ cốc. Đặc biệt, nó có thể giúp sản xuất các tế bào mới trong ruột, thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, hạn chế chất béo tồn lại trong cơ thể nên không lo tăng cân.
Người có hệ tiêu hóa không tốt nên thận trọng khi ăn khoai lang
Lượng đường trong khoai lang khá nhiều nên nếu ăn nhiều thì cơ thể nhất thời không hấp thụ hết, phần còn thừa sẽ lưu lại trong đường ruột dễ bị lên men, gây đau bụng. Đông y cho rằng, những người gặp rắc rối với hệ tiêu hóa càng nên thận trọng khi ăn khoai lang.
Không ăn hồng với khoai lang
Khoai lang và quả hồng không nên ăn cùng với nhau, ít nhất nên cách nhau khoảng 5h trở lên. Nếu ăn cùng, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn, phản ứng với chất tannin và pectin trong quả hồng sẽ gây ra sự kết tủa, nghiêm trọng hơn có thể khiến xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày.
Nếu cảm thấy khó chịu trong dạ dày, nhất định phải đến bệnh viện nội soi xem xem có phải xuất huyết dạ dày hay loét dạ dày hay không.
Ăn trưa với khoai lang là thích hợp nhất
Khoai lang không chứa nhiều protein và lipid, do đó phải ăn kèm với các loại rau, trái cây và các thực phẩm chứa nhiều protein mới không làm mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể. Quan trọng nhất là nên ăn khoai lang vào buổi trưa. Bởi vì sau khi ăn, canxi trong khoai lang cần phải mất 4-5h mới hấp thụ vào cơ thể, ánh sáng mặt trời lúc buổi chiều có thể thúc đẩy sự hấp thụ canxi này.
Khi ăn khoai lang vào bữa trưa, canxi có thể được hấp thụ toàn bộ trước bữa tối, sẽ không ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi từ các thực phẩm khác khi ăn tối.
Tránh ăn khoai lang để lâu
Tại sao khoai lang để lâu lại ngọt hơn khoai lang mới đào. Thứ nhất, khoai lang để lâu lượng nước sẽ giảm đi sau khi bốc hơi, làm gia tăng nồng độ đường trong khoai lang; hai là trong quá trình để, nước đã tham gia phản ứng thủy phân tinh bột trong khoai, tinh bột thủy phân thành đường, như vậy giúp hàm lượng đường trong khoai tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, ăn nhiều đường vào cơ thể cũng không tốt nên bạn đừng cố tình để khoai lang dự trữ thật lâu rồi mới ăn. Hơn nữa, bạn cũng cần lưu ý, khoai lang để lâu dễ mọc mầm khi ăn sẽ độc hại, không tốt cho cơ thể.
Theo TTVN.