Thức ăn chiên rán: Thức ăn nhanh, đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ thường khó tiêu, chứa nhiều muối khiến thận phải làm việc quá tải, chức năng của thận cũng ảnh hưởng và khiến bệnh thêm trầm trọng hơn. Nên ăn nhiều rau xanh, chế biến món ăn theo dạng hấp, luộc vừa tốt cho sức khỏe lại giúp ngăn ngừa sự tiến triển của sỏi thận. Ảnh minh họa
Muối: Chế độ ăn nhiều muối là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sỏi thận. Cơ thể nạp vào nhiều muối dẫn đến tích tụ các gốc oxalate, tiền đề để tạo ra sỏi thận và dẫn đến suy thận.Theo khuyến cáo, người bị sỏi thận chỉ nên ăn tối đa 3gr muối/ngày. Ảnh minh họa
Thức ăn giàu đạm: Ăn nhiều thức ăn giàu đạm làm tăng nguy cơ tích tụ axit uric trong máu, đồng thời khiến cho tinh thể muối urat hình thành, tích tụ tại thận, dẫn đến nguy cơ hình thành sỏi thận. Ảnh minh họa
Thực phẩm giàu kali: Máu chứa nhiều kali cũng sẽ gây áp lực lên thận, làm giảm khả năng đào thải của thận và tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Những thực phẩm giàu kali người bị sỏi thận cần kiêng như: chuối, bơ, khoai tây… Ảnh minh họa
Đồ uống có cồn: Uống rượu bia, đồ uống có cồn là nguyên nhân gây ra các bệnh về gan, thận. Khi nạp nhiều thức uống này, thận sẽ phải hoạt động liên tục để thực hiện chức năng thải độc. Vì thế, chức năng của thận dần suy giảm và dễ bị tổn thương, cũng như tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Ảnh minh họa
Cà phê: Mặc dù không phải là nguyên nhân gây bệnh nhưng Caffeine có khả năng làm tăng nguy cơ phát triển các nang ở thận ở những người mắc bệnh thận đa nang. Uống cà phê thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi oxalate trong thận. Ảnh minh họa
Nước ngọt: Giống như cà phê, nước ngọt có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận, đồng thời khiến bạn tăng cân. Bạn nên tránh uống nước ngọt để giảm nguy cơ tái hình thành sỏi thận. Ảnh minh họa
Nguồn: VOV.VN