Chị em văn phòng ngồi nhiều, ít vận động sẽ rất dễ gặp các bệnh về cổ tử cung, đau vùng thắt lưng, xương cụt và nhức mỏi cơ.
1. Spondylosis cổ tử cung (chứng thoái hóa khớp ở cổ tử cung)
Lý do: Nguyên nhân gốc rễ của spondylosis cổ tử cung là do cổ tử cung bị thoái hóa. Ngồi nhiều không chỉ làm cho áp lực bên trong cổ tử cung tăng lên mà các cơ ở cổ tử cung cũng bị căng. Điều này dễ làm tổn thương xương sống, thoái hóa khớp ở cổ tử cung, dẫn đến spondylosis cổ tử cung.
Biện pháp đối phó: Duy trì tư thế ngồi đúng khi sử dụng máy tính. Hãy để bàn chân chạm đất khi ngồi, thỉnh thoảng thay đổi tư thế để thư giãn. Không nên đặt nhiều vật dụng ở phía dưới bàn gây hạn chế cho không gian hoạt động của chân.
2. Đau vùng thắt lưng
Lý do: Ít vận động hoặc duy trì một tư thế ngồi quá lâu sẽ làm cho các mô mềm dưới eo bị căng thẳng, thiếu máu cục bộ và căng cơ vùng thắt lưng.
Biện pháp đối phó: Giảm thiểu thời gian ngồi, hoặc chú ý thay đổi tư thế ngồi sau một thời gian dài. Ngoài ra có thể đứng lên, đi bộ một chút hoặc kết hợp massage eo để vùng lưng - eo được thư giãn thoải mái.
3. Chấn thương xương cụt
Lý do: Bạn thường cảm thấy đau nhức xương cụt, đôi khi các triệu chứng này xảy ra trong hai hoặc ba ngày làm cho bạn cảm thấy không thoải mái? Đừng bỏ qua các triệu chứng này, đặc biệt là phụ nữ bởi vì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị đau xương cùng (xương cụt).
Các triệu chứng đau xương cụt thể hiện ở cơn đau nhức hay đau nhói ở phần hông hoặc mông. Triệu chứng đau xương ở mỗi người khác nhau, biểu hiện rõ ràng nhất là cơn đau xung quanh hông. Bệnh sẽ trở nên nặng hơn nếu tư thế ngồi của bạn không đúng. Cảm giác đau có thể xuất phát từ một chỗ, sau đó lan rộng ra.
Biện pháp đối phó: Thường xuyên duy trì tư thế ngồi đúng, làm giảm áp lực lên cột sống. Chăm tập thể dục cũng có thể làm giảm nguy cơ chấn thương xương cụt. Khi cơn đau tăng lên, bạn nên nghỉ ngơi.
4. Đau nhức cơ bắp
Lý do: Có hàng trăm triệu tế bào trong cơ thể con người dựa vào sự vận chuyển của máu để hoàn thành chức năng trao đổi chất của nó. Cơ thể ít vận động có thể làm giảm lượng oxy trong máu đến các tế bào, thay vào đó là lượng dioxide carbon, gây ra đau nhức cơ bắp, cứng khớp và teo khớp.
Biện pháp đối phó: Các chuyên gia y tế khuyến nghị những người có công việc ít vận động (như dân văn phòng) không nên kéo dài thời gian ngồi làm việc liên tục hơn tám giờ. Cứ cách 2 tiếng làm việc thì nên thư giãn khoảng 10 phút, đi lại hoặc tập thể dục nhẹ nhàng.
5. Chứng khó tiêu
Lý do: Cơ thể ít vận động làm cho nhu động ruột cũng như dịch tiêu hóa giảm. Sau một thời gian có thể làm khiến bạn chán ăn, gặp chứng khó tiêu và các triệu chứng khác trong đường tiêu hóa.
Ít vận động hàng ngày cũng làm cho lượng thức ăn tích lũy trong đường tiêu hóa do không tiêu hóa hết khiến nhu động ruột bị ảnh hưởng, lâu ngày có thể gây ra loét dạ dày, loét tá tràng...
Biện pháp đối phó: Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh. Ăn trái cây theo mùa có giàu chất xơ để thúc đẩy nhu động ruột, rút ngắn thời gian lưu trữ trong ruột, nhờ đó giảm các chất độc hại trong thực phẩm đồng thời lấy đi một số chất hấp phụ có hại.
Theo TTVN.