Chắc chắn rằng khi biết được sức "tàn phá" khủng khiếp của các thiết bị điện tử tới sự phát triển trí não và sức khỏe của trẻ, các bố mẹ sẽ phải dè chừng việc để con tự do tiếp xúc với chúng.

Các bậc cha mẹ ngày nay hẳn đều quan tâm đến việc con cái mình dành quá nhiều thời gian trước màn hình TV, máy tính, điện thoại hay máy tính bảng. Nhiều nhà giáo dục, nhà khoa học cho rằng khi dưới 2 tuổi, không nên cho trẻ xem TV.

Điều này có vẻ là không tưởng, bởi các thiết bị kiểu này có ở khắp mọi nơi, do đó nếu muốn hạn chế thời gian sử dụng các thiết bị này của con, bạn phải thực sự kiểm soát mọi thứ trong nhà.

Theo nhiều khảo sát đã cho thấy, cứ 3 bé thì có 2 hoặc cứ 5 bé thì có 4 rất mê xem TV và 90% các bé 2 tuổi đã có thể tự mình sử dụng điện thoại và ipad. Không chỉ vậy, các bé còn yêu thích các thiết bị này đến mức làm đủ mọi cách, bao gồm cả khóc lóc, ăn vạ và năn nỉ bố mẹ để được sử dụng chúng.

Vậy, để có cái nhìn đúng đắn và xem xét các biện pháp hiệu quả giảm bớt thời gian ngồi trước màn hình của bé, các mẹ hãy đọc về những tác hại kinh khủng tới bé khi dùng quá nhiều các thiết bị điện tử nhé!

Sức tàn phá khủng khiếp của các thiết bị điện tử tới sự phát triển của trẻ - 0

1. Kỹ năng ngôn ngữ

Những bé dành hầu hết thời gian trước màn hình luôn có vốn từ ít hơn và biết nói chậm hơn so với những bé khác.

Lý do là các bé cần nhiều thời gian hơn cho việc sử dụng ngôn ngữ. Những bé này đặc biệt cần người để nói chuyện cùng và hướng dẫn các bé luyện tập việc phát âm với giọng của chính mình.

2. Thừa cân

Bé xem TV nhiều có xu hướng thừa cân hơn những bé ít hoặc không xem TV. Lý do là các bé không được tham gia các hoạt động thể chất và do đó, việc trao đổi chất sẽ bị ngừng trệ dẫn tới việc tích tụ chất béo trong cơ thể.

3. Phát triển não bộ chậm hơn

Các bé trong giai đoạn phát triển mạnh cần được tham gia các hoạt động tương tác và giao tiếp với người khác để phát triển trí não.

Nếu bạn để ý những bé xem TV nhiều, bạn sẽ thấy các bé sẽ trở nên chậm chạp, khuôn mặt ít biểu cảm, thiếu sức sống.

Các bé cần phải giảm bớt thời gian ngồi trước màn hình, tăng thời gian giao tiếp với mọi người để xây dựng các kỹ năng xã hội cũng như cách bày tỏ thái độ và cảm xúc.

Sức tàn phá khủng khiếp của các thiết bị điện tử tới sự phát triển của trẻ - 1

4. Rối loạn giảm chú ý

Việc xem TV nhiều dẫn tới chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.

Nghiên cứu cho thấy nếu các bé ở độ tuổi 1 - 3 xem TV quá nhiều, khi tới giai đoạn 7 tuổi sẽ rất khó để tập trung vào bất cứ một công việc gì.

5. Rối loạn giấc ngủ

Xem TV có hại vô cùng tới giấc ngủ của các bé. Ánh sáng từ các thiết bị gây ra tình trạng ức chế sản sinh melatoin.

Melatonin là một chất quan trọng liên hệ mật thiết tới chất lượng giấc ngủ, khi cơ thể không sản sinh melatonin, bé sẽ không cảm thấy buồn ngủ và do đó ảnh hưởng tới toàn bộ quy trình sinh học của cơ thể.

Điều này cũng được chứng tỏ khi các bé xem TV nhiều thường hay gặp ác mộng khi ngủ.

Vậy cha mẹ phải làm thế nào khi con cái mình cứ "dán mắt" vào TV?

Thực tế cho thấy việc cấm hoàn toàn con em mình không được xem TV hay tiếp xúc với các thiết bị điện tử khác là điều bất khả thi.

Do đó, các nhà nghiên cứu khuyến cáo cha mẹ nên giới hạn thời gian cho các bé tiếp cận tới các thiết bị điện tử như TV, điện thoại, máy tính bảng, v.v...

Cha mẹ cần bố trí cho bé một không gian hoàn toàn không có các loại thiết bị nói trên để bé có thể tự do vui chơi với các loại đồ chơi khác mà không bị thu hút bởi các chương trình giải trí đa phương tiện.

Sức tàn phá khủng khiếp của các thiết bị điện tử tới sự phát triển của trẻ - 2

Ngoài ra, nếu cho phép các bé xem TV, cha mẹ cần quan tâm đến chất lượng cũng như tính giáo dục của mỗi chương trình.

Đồng thời, hãy tham gia xem cùng bé và tương tác cũng như trao đổi các nội dung với bé.

Đối với điện thoại hay máy tính bảng, hãy tìm kiếm và chọn cho các bé sử dụng các ứng dụng phù hợp với lứa tuổi và mang nhiều tính giáo dục.

 

Theo Trí Thức Trẻ




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC