Việt Nam là đất nước của sự tuỳ tiện. Từ bà bán hàng ăn sống trước cửa căn hộ của bạn, sáng nào cũng băm chặt từ 5h sáng khiến bạn tỉnh giấc, từ ông chở gà bạn gặp trên phố, trên xe chằng phải đến cả trăm con, cho tới người phụ nữ ngồi trước quán Bia Hơi, vừa nhiếc móc bạn vừa ngoáy mũi
Dù trải nghiệm của bạn có tốt hay xấu ở đây thì tôi tin bạn sẽ chẳng bao giờ buồn chán. Và đây là sáu điều kỳ cục tôi đã cảm nhận được ở Việt Nam.
Bấm còi liên tục
Bấm còi ở Việt Nam thực sự có nghĩa là: “Xin chào! Tôi tới đây!”. Nó trái ngược hẳn với phương Tây, nơi ta thường chỉ làm điều này khi không thể chịu nổi tay tài xế nào đó, hoặc chửi rủa để họ tránh đường.
Ở Việt Nam, người ta bấm còi chỉ để báo với bạn rằng họ đang lái xe sau bạn. Và việc ấy thường đi kèm với một cái gật đầu và nụ cười. Chỉ là thay lời nói: “Này! Tôi đây, báo cho anh biết thế thôi”, chứ chẳng phải ý rằng “Thằng kia, biến ra!”.
Ở Việt Nam, việc lao ra giữa dòng xe cộ đang đi tới là hoàn toàn bình thường, bởi tài xế dù thế nào cũng sẽ né bạn ra. Mà thực tế thì ngoài cách đó ra, chẳng còn cách nào khác để sang đường cả.
Xe cộ ở Việt Nam rất đông đúc và việc bấm còi dường như chẳng có tác dụng. Nhưng họ thì vẫn dùng như một phép thuật nào đó vậy.
Xe máy không bao giờ dừng để nhường đường, họ chỉ việc đi xung quanh bạn.
Em bé trên một chiếc xe máy! Thông thường cả gia đình, có em bé cũng đều ngồi trên một chiếc xe.
Khi bạn sang đường ở Việt Nam trông sẽ như thế này.
Bằng chứng là, có lần, anh xe ôm chở tôi dừng ngay giữa đường phố xe cộ qua lại. Chính xác là anh ta đã tắt máy chỉ để gõ một dòng vào Google translate dịch sang tiếng Anh, hòng nói với tôi “Em rất đẹp”, trong khi những chiếc xe bán tải to tướng từ đằng sau lao tới, lượn qua tránh chúng tôi.
Tôi thực sự đã phát khiếp và nghĩ rằng mình chắc chắn sẽ bị đâm. Thế nhưng, kỳ diệu thay, mọi người cứ vẫn né được chúng tôi như bình thường. Chắc chắn điều tương tự chẳng bao giờ xảy ra ở một quốc gia phát triển tại châu Âu. Ở những nước như Mỹ mà như vậy thì bạn đã chết trên đường rồi.
Không có khái niệm về thời gian chính xác
Dường như người Việt không có khái niệm chính xác về thời gian. Cứ khi nào tôi hỏi ai đó rằng việc nọ việc kia bao giờ kết thúc, hoặc bất cứ câu hỏi nào liên quan tới thời gian, thì có vẻ chẳng có ai đưa ra được câu trả lời chắc chắn.
Cứ như thể thời gian ở đây mang một ý nghĩa nào đó hoàn toàn khác, còn họ cứ đinh ninh điều gì tới sẽ tới. Thế nên, với người phương Tây chúng ta thì quan trọng là cần buông bỏ khái niệm thời gian rất khắt khe, thả trôi mình theo nhịp sống như bao người khác xung quanh.
Điều này cũng tốt thôi, bởi ở đây các quy tắc về thời gian hoàn toàn linh hoạt và thoải mái hơn, nhưng cũng sẽ khó chịu chẳng kém nếu bạn phải bắt tàu, và khi hỏi giờ tàu chạy thì lại nhận được một câu trả lời đại khái là “Sắp rồi” hoặc “Đừng có lo”.
Một ví dụ khác là khi tôi làm việc ở một trung tâm Anh ngữ, tôi sẽ có lịch làm việc theo tuần, nhưng rồi thực sự chẳng để làm gì.
Có những ngày tôi có mặt đúng 7 giờ sáng, sẵn sàng đứng lớp. Tôi đi vào, giới thiệu bản thân và bắt đầu viết lên bảng, rồi thì có một nhân viên người Việt của công ty đi vào, kéo tôi ra, bảo tôi là lớp này đã bị hủy và tôi sẽ phải đi loanh quanh chờ khoảng hơn 1 tiếng nữa để dạy lớp kế sau.
Tôi luôn được thông báo những chuyện quan trọng vào phút cuối hoặc khi đã quá muộn, còn phản ứng tức thì của người kia sẽ là “Đừng lo, mọi chuyện ổn, bạn chỉ cần chờ ở đây thôi!”. Rồi thì tất cả mọi người hành động như thể chẳng có chuyện gì, còn tôi chỉ nên kiên nhẫn và chấp nhận.
Hầu như lần nào tôi cũng đều nhận thấy họ chẳng có chút nào tôn trọng thời gian của các giáo viên nước ngoài.
Nhân viên người Việt cứ làm khó chúng tôi, yêu cầu chúng tôi bất cứ điều gì thuận tiện cho họ, mặc kệ việc chúng tôi đã lãng phí thời gian như thế nào. Ấy vậy nhưng, bản thân họ lại không muốn giáo viên nước ngoài chúng tôi thay đổi hay yêu cầu gì vào phút chót.
Thực phẩm kỳ lạ
Đúng như tôi nói đấy. Người Việt nổi tiếng với những món ăn lạ lùng, thường gây tranh cãi như thịt chó, thịt mèo, trứng vịt lộn, rùa, chuột, thậm chí, tôi xin được nói, là cả nhím nữa.
Với khẩu vị của người phương Tây, những món ăn này đôi khi vô cùng gớm ghiếc, nhưng với người Việt lại hoàn toàn bình thường. Bạn cứ tới Việt Nam và khám phá một vài khu chợ bán đồ ăn đường phố mà xem, khả năng là các giác quan của một người phương Tây sẽ bị offended.
Rồi bạn sẽ thấy mọi thứ, từ những con sâu vẫn còn ngọ nguậy tới đầu chó treo lủng lẳng tới những loại côn trùng trườn bò trông sởn da gà.
Mọi thứ, từ café phân chồn, chứng kiến những con rắn còn sống bị rạch giữa phố để lấy máu, trái tim hẵng còn đập bị người ta thả vào cốc bia rồi nốc cạn một hơi, tới những loài côn trùng, như dế và gián được chiên lên làm đồ nhắm với bia, cùng với sâu hoặc nhộng.
Không có gì ngạc nhiên khi nhím luôn nằm trong “top” đầu danh sách những món ăn kỳ lạ, dù bề ngoài của chúng trông thật gớm. Khi gai bị nhổ ra, chúng trông đỡ gớm hơn, da trông có vẻ sần sùi, còn thịt như vị như thịt vịt.
Ấu trùng dừa (đuông dừa) được ăn khi sống và nó cứ quằn quại trong miệng.
Không có khái niệm về không gian riêng tư
Không – hề – có. Không gian của tôi cũng là của bạn, và của bạn cũng là của tôi, và… thế đấy, tôi quên mất mình định nói gì tiếp rồi!
Nhưng dù sao, khả năng là bạn sẽ thấy ai đó thò đầu vào nói chuyện với mình khi bạn đang đi vệ sinh. Hay bất cứ khi nào bạn lôi điện thoại ra kiểm tra tin nhắn hoặc xem thông tin cá nhân, đừng ngạc nhiên khi những người bạn Việt Nam túm tụm lại quanh cái điện thoại của bạn và nhìn chằm chằm vào màn hình khi bạn ấn phím.
Và cũng đừng lấy làm ngạc nhiên khi một người Việt Nam nào đó cố gắng khen bạn bằng một câu đại ý là: “Trông bạn béo khoẻ ra ấy nhỉ?”. Đó đích thị là một lời khen đấy.
Thuốc lào
Ở miền Bắc Việt Nam, cảnh tượng người ta chuyền tay nhau một ống tre rất lớn chứa thuốc (Thuốc lào) hay điếu cày sau bữa ăn rất phổ biến.
Người ta tin rằng khói thuốc sẽ giúp ích cho tiêu hóa. Hầu hết các nhà hàng thường đặt điều cày ở nhiều khu vực khác nhau và nhiều người cùng dùng chung một cái. Bên trong điếu cày là một loại thuốc lá có hàm lượng nicotine mạnh tới mức đủ khiến bạn ho hoặc run tay suốt cả ngày.
Thuốc lào – được sử dụng trong một ống tre lớn và loại thuốc lá cực mạnh khiến bạn nhanh chóng “phê”.
Hút thử thuốc lào.
Những cái nhìn chằm chằm
Mỗi lần tôi đi bộ trên phố ở Việt Nam, ngay cả tại những thành phố lớn hơn như Hà Nội, tôi đều thường xuyên nhận bị những người dân địa phương nhìn chằm chằm.
Đấy là điều mà tôi vốn đã không hề thích thú bởi nó thực sự được coi là rất phổ biến ở những quốc gia như Ấn Độ, nơi chẳng có nhiều du khách phương Tây, chứ không phải là nơi vùng đất châu Á này.
Ở phương Tây, việc nhìn chằm chằm không dứt vào một ai đó là thô lỗ, nhưng ở người Việt Nam thì chẳng phải vậy, họ chỉ coi đó hoàn toàn là do tò mò.
Người Việt rất thích dùng xe máy giống như người nước ngoài dùng xe oto vậy. Họ rất lười di chuyển bằng xe đạp khi mua đồ ở chợ. Một gánh hàng rong bán hoa.
Bạn có thể chở bao nhiêu thứ đồ trên chiếc xe đạp này.
Tôi thường nhận được những cái nhìn soi xét không chỉ từ đàn ông mà còn cả từ những người phụ nữ – đôi khi chúng rất đáng sợ, khi tôi chỉ đang chạy bộ buổi sáng quanh khu dân cư.
Đôi khi chỉ là tò mò, nhưng đôi khi lại rất soi mói khiến tôi cảm thấy mình không được hoan nghênh lắm. Đôi khi những người đàn ông đi xe máy ngang qua tôi trên đường cũng tấp vào lề để có thể ngoái lại nhìn chằm chằm vào tôi.
Đó là những lúc tôi cảm thấy mình như một loài động vậ trong sở thú, cảm giác khá khó chịu và đôi khi tôi thậm chí chẳng muốn ra ngoài chỉ vì như vậy.
Ăn bún đậu phụ trên đường phố. Người phụ nữ vẫn cố rắc chút thịt lên bát bún của tôi dù tôi đã nói mình muốn ăn chay.
Bài viết 6 điều kỳ lạ mà bạn sẽ thấy ở Việt Nam được đăng tải trên trang cá nhân của cô gái Blossom và hiện nó đang thu hút nhiều sự quan tâm, tò mò của người đọc, không chỉ Việt Nam mà còn rất nhiều bạn bè trên thế giới.
Nguồn: VnExpress