Hà Nội: Xếp hàng hàng giờ chờ đổ xăng
Nếu chúng ta để xăng (hàng hóa) vận hành theo đúng kinh tế thị trường, giá có thể tăng thêm một lít vài nghìn đồng (và có thể giảm hơn), nhưng chắc chắn xã hội, nền kinh tế, không phải chi phí rất lớn cho việc "xếp hàng cả ngày"; chưa kể những tổn thất khi những ngành kinh tế khác không thể vận hành vì xăng thiếu.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: 'Ngành giáo dục nắm tất cả mọi thứ, trừ hai thứ'
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói ngành GD-ĐT nắm tất cả mọi thứ, trừ hai thứ NGỌC THẮNG |
Vài tuần trước, khi đọc bài phát biểu của Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Kim Sơn, tôi cứ băn khoăn, sau 30 năm kể từ Hiến pháp 1992, nhiều DBQH của ta vẫn nghĩ bộ trưởng làm tư lệnh, làm CEO chứ không phải làm chính khách.
Bộ trưởng là người làm chính sách cho cả một ngành vận hành chứ bộ trưởng không thể đứng ra điều hành từng công việc từ địa phương, cơ sở.
Và, làm sao ông Bộ trưởng Bộ Công thương có thể đi tìm nguồn cung ứng hay ngồi tính giá xăng.
Đừng làm thay công việc của các doanh nhân. Hãy để thị trường vận hành.
Thay vì định mức “chiết khấu” cho các cây xăng, có thể kiểm soát giá bằng một mức thuế lũy tiến để cây xăng nào bán giá quá cao hơn "mặt bằng", thì sau khi chịu thuế không còn lời lãi.
Đừng nhân danh định hướng xã hội chủ nghĩa mà trì hoãn việc “phát triển nền kinh tế thị trường”. Nếu muốn có thứ chủ nghĩa xã hội mà người nghèo không bị bỏ quên, ai cũng có thể tiếp cận với phúc lợi như nhau thì phải có một “nền kinh tế thị trường lấy hiệu quả làm chủ đạo”.
Thay vì dân túy bằng cách tiếp tục bao cấp giá xăng, giá điện, giá nước sạch, giá sách giáo khoa… phải hình thành cho được thị trường ở ngay cả những hàng hóa thuộc nhóm dịch vụ công này thì mới có được sự tham gia của các nguồn lực trong xã hội; mới có đủ xăng, đủ điện và đủ nước sạch... cho người dân.
Định hướng xã hội chủ nghĩa mà bằng cách xây dựng kinh tế thật sự thị trường thì vừa có thị trường vừa có phúc lợi cho xã hội. Định hướng xã hội chủ nghĩa mà bằng cách duy trì một nền kinh tế thị trường nửa vời thì sẽ thất bại cả thị trường và vừa không có tiền cho phúc lợi để thực hiện “công bằng xã hội".
Nhà báo Huy Đức