Câu chuyện của nhân vật "nhà báo Quốc tế" với một mớ Chức danh hỗn độn dần dần lộ diện là một Tài xế taxi, chẳng qua trường lớp nào đang dậy sóng truyền thông tại Việt Nam.
Chỉ cần nhìn cái phông nền treo khi về thăm trường cũ dường như thể hiện một triệu chứng xã hội mới của không ít người đó là: Háo danh.
Hơn 1.200 học sinh nghỉ học đón nhà báo quốc tế, thạc sĩ luật học, tiến sĩ Lê Hoàng Anh Tuấn
Lãnh đạo Trường THPT Nghi Lộc III, huyện Nghi Lộc, Nghệ An, hôm đón nhà báo quốc tế, thạc sĩ luật học, tiến sĩ Lê Hoàng Anh Tuấn, ngoài sự tham dự của nhiều quan khách, lãnh đạo nhà trường còn có sự tham dự của 1.200 em học sinh.
Nhiều bài báo bên Việt Nam tiếp tục phanh phui vụ việc của "nhà Báo Quốc Tế rởm đời" này, văn phòng, chức danh "ma" và những trò lừa đảo hàng trăm triệu đang bị điều tra.
Chỉ có điều, trong một xã hội đang nhan nhản Danh xưng: "hốt-Gơn", "Siêu mẫu quốc tế", "Ông Hoàng nhạc Việt", "Bằng Quốc tê",,,,,, trở lại dậy sóng dư luận, ấy là điều đáng mừng.
Một xã hội văn minh sẽ không chấp nhận những kẻ háo danh tới mức "Ngáo" và dân trí cao họ sẽ nhận thấy các chức danh ngớ ngẩn kia là trò lừa bịp.
Trở lại câu chuyện từ nước Đức
Có nhân vật mở trang web, quay video hội hè của người Việt, phỏng vấn doanh nghiệp người Việt ở Đức và đưa lên Youtube và Facebook nhưng luôn khoe danh "Nhà Báo Đức".
Ở Đức, việc tự nhận mình là Nhà Báo không vi phạm quy định pháp luật, bởi vì ở Đức tên nghề nghiệp Nhà báo không được luật pháp bảo vệ như nghề Luật sư, Bác sĩ…
Ở Đức đại đa số các Nhà báo hoạt động với tư cách là Nhà báo tự do. Hiện nay Đức có khoảng 25.000 nhà báo tự do.
Nhiều "Nhà Báo" còn phải đang kiếm cơm hàng ngày bằng nhiều nghề khác.
Một Nhà báo thực thụ phải là người được đào tạo ở các trường ĐH báo chí và truyền thông, có nhận bằng tốt nghiệp và làm việc để sống bằng nghề báo chí.
Ở Đức việc cấp thẻ hoạt động báo chí rất đơn giản vì không có quy định pháp lý chung về việc này.
Giá khoảng 100€, bất kể ai cũng có thể sở hữu một Thẻ phóng viên Quốc tế "xịn" như thế này
Điều quan trọng hơn cả, các cụ đã dạy:
Hữu xạ tự nhiên hương!
Kẻ háo danh thích được xem mình là lãnh đạo
Người háo danh thích được xem là lãnh đạo, ông này bà nọ. Nhưng ai cũng biết rằng lãnh đạo không phải là danh xưng hay tước hàm.
Đặc điểm của lãnh đạo là tác động, ảnh hưởng, và truyền cảm hứng. Tác động qua hiệu quả của việc làm.
Ảnh hưởng là lan tỏa lí tưởng và đam mê cuộc sống cũng như công việc. Truyền cảm hứng qua việc làm thực tế và giá trị của việc làm nhằm khơi dậy tiềm năng của mọi người.
Danh xưng không thể gây được tác động, ảnh hưởng hay cảm hứng.
Người núp đằng sau những danh xưng để tạo ra sự tự tin, nhưng thực ra đó chính là thiếu tự tin.
Nếu bạn tài giỏi, bạn sẽ thể hiện qua sự thành công trong công việc, cách hành xử trong cuộc sống, thần thái đĩnh đạc và tự tin. Điều này khác hẳn các nhân vật "có triệu chứng ngáo danh" trên Facebook với 1 hàng danh sách dài vô tận đã học trường nào và làm chức vụ gì.
Và đôi khi Facebook cũng đồng lõa cho việc "ngáo danh" ví dụ như chỉ học qua lớp tiếng Đức vài tháng của trường Đại Học, nhưng ghi:
"Đã học tại Đại học Humboldt Berlin".
Và thực tế đôi khi chua chát hơn thế bởi: Nhân vật này học tiếng Đức để thi bằng DSH quá lâu không đỗ nổi nên bị trục xuất về Việt Nam.
Cuộc đời khác với màn ảnh và sân khấu
Một ông Tướng trong phim oai phong mấy, ngoài đời vẫn có thể bán Cà-Phê hay hát phòng trà mà thôi.
Rất nhiều năm đã trôi qua, nhắc tới Nguyễn Chánh Tín, nhiều người chỉ nhớ tới nhân vật Nguyễn Thành Luân và Ván bài lật ngửa.
Những năm 1980, Chánh Tín là thần tượng trong lòng biết bao người Việt. Thậm chí câu nói "Đẹp trai như Chánh Tín" đã trở thành câu "cửa miệng" của các chị các em thời đó.
Nhưng sau ánh hào quang, ông vẫn phải bươn chải kiếm tiền để lo toan cuộc sống thường nhật.
BÀI LIÊN QUAN
© Thành Lộc - Báo TINTUCVIETDUC