Về thủ tục li dị tại CHLB đứcTôi đã sang Đức 25 năm, hiện đã được cấp thị thực vô thời hạn tại Đức.

Hỏi: Tôi đã sang Đức 25 năm, hiện đã được cấp thị thực vô thời hạn tại Đức. Cách đây 5 năm tôi cưới vợ người Việt Nam, đăng ký kết hôn do ĐSQ Việt Nam ở Đức cấp. Trước khi lấy vợ tôi đã có nhà hàng riêng, sau khi lấy vợ tôi có vay mượn tiền của bạn bè mở thêm một tiệm nữa đứng tên tôi nhưng do vợ tôi kinh doanh. Nay vợ chồng tôi muốn li dị nghe nói toà án ở Đức có thể xử ly hôn. Vậy tôi cần những thủ tục gì để đặt đơn ra toà án của thành phố nơi tôi ở, họ sẽ xử theo luật Việt Nam hay luật Đức. Khi phân chia tài sản sẽ ra sao? Trước kia lấy vợ nhà hàng của tôi do tôi kinh doanh, khi ra toà nhà hàng này có tính là tài sản chung hay không? còn tiệm mở sau do tôi vay mượn để mở nay tiệm đó đã đóng cửa, số nợ đó vợ tôi có phải chịu trách nhiệm chung hay không?

Trả lời:

Theo hiệp định hỗ trợ tư pháp giữa Việt Nam và CHLB Đức, kể từ năm 2002 những trường hợp là công dân Việt Nam đăng ký kết hôn tại ĐSQ Việt Nam Berlin hay Tổng Lãnh sự quán VN tại Frankfurt (trước kia là văn phòng ĐSQ tại Bonn) thì có thể đặt đơn xin ly hôn ra toà án địa phương (Amtsgericht) nơi mình sinh sống. Khi ly hôn anh và chị được quyền lựa chọn giải quyết ly hôn theo luật Việt Nam hoặc theo luật Đức.

- Nếu theo luật Đức thì anh chị phải làm thủ tục ly thân 1 năm, sau đó anh chị mới đệ đơn xin ly hôn. Toà án Đức sẽ buộc anh phải tuân thủ theo luật Đức gồm 4 vấn đề cơ bản khi phân xử.

1- Phân chia tiền và vốn lưu động
2- Bất động sản
3- Quyền chăm sóc và nuôi dưỡng con…
4- Lương hưu

Nếu anh chị không có hợp đồng trước khi đăng ký kết hôn thì toà sẽ xử chia đôi về tài sản.
Nếu anh chị yêu cầu luật sư đề nghị toà xử theo luật Việt Nam thì anh chị không cần phải làm thủ tục ly thân. Về nguyên tắc mỗi bên cần một luật sư để đảm bảo quyền lợi cho mình. Nếu vấn đề hai bên cùng thoả thuận thì cũng có thể dùng một luật sư cho việc ly hôn trên.

Số tiền anh vay mượn để mở cửa hàng chung cho cả anh và chị, khi khai thuế chung cho cả hai vợ chồng tại sở tài chính thì vợ anh cũng phải có trách nhiệm trả nợ cùng.

Nếu một trong hai người không đồng ý xử theo luật Việt Nam thì sẽ phải xử theo luật ly hôn của Đức.

Dat Cau Hoi




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC